Ngày rằm là ngày nào? Ý nghĩa 12 ngày rằm trong năm

Ngày rằm là ngày nào? Ý nghĩa 12 ngày rằm trong năm

5/5 - (2 bình chọn)

Ngày nay, nhiều gia đình hay thắp hương, dâng mâm quả bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên vào những ngày rằm. Vậy ngày rằm là ngày nào? Cùng DecorNow tìm hiểu các ngày rằm quan trọng trong năm, ý nghĩa của ngày rằm và những hoạt động cần làm trong những ngày này.

Ngày rằm là ngày nào?

Theo Phật giáo Bắc Tông, ngày rằm thường diễn ra những ngày lễ lớn của Phật giáo trong năm. Vào những ngày này, các Phật tử khắp tứ phương tám hướng sẽ tề tựu lại với nhau để đọc kinh, niệm Phật, tham gia lễ hội và tu tập cùng nhau.

Ngày rằm là ngày 15 Âm lịch hằng tháng, một năm có 12 tháng do đó trong một năm có 12 ngày rằm. Trong 12 ngày rằm đó có 4 ngày rằm lớn bao gồm:

  • Thượng Nguyên: Hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, rơi vào ngày rằm tháng Giêng. Đây là ngày rằm đầu tiên trong năm. Nhiều người nhân dịp này mà cầu mong, ước nguyện cho bản thân, gia đình một năm mới bình an và hạnh phúc.
  • Lễ Phật Đản: Còn được gọi là ngày Phật Đản Sanh, nhằm vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch. Đây là ngày Đức Phật Thích Ca sinh ra được các sư thầy, Phật tử tổ chức. Vào những ngày lễ Phật Đản thường có những buổi diễu hành, tiết mục văn nghệ, lễ hội và cả những buổi tu tập, tụng kinh nhằm tưởng nhớ đến hình ảnh của Đức Phật và ghi nhớ những lời dạy của Ngài.
  • Vu Lan: Vu Lan rơi vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm. Ngày lễ Vu Lan là thời gian mà các Phật tử sẽ báo hiếu cha mẹ của mình thông qua việc đến chùa, tụng kinh Vu Lan Báo Hiếu, tham gia các hoạt động khác như thả hoa đăng, thưởng thức tiết mục văn nghệ…
  • Hạ Nguyên: Hay còn được gọi là Tết Hạ Nguyên, rơi vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch, mang ý nghĩa thể hiện sự cảm tạ và lòng biết ơn đối với trời đất vì một mùa vụ bội thu. Ngoài ra, các Phật tử cũng sẽ dâng mâm lễ cúng để mời ông bà tổ tiên thể hiện sự biết ơn của mình với đấng sinh thành.
Ngày rằm là ngày nào? Thả hoa đăng tại Lễ Vu Lan
Ngày rằm là ngày nào? Thả hoa đăng tại Lễ Vu Lan

Tham khảo một số mẫu tranh trúc chỉ Phật giáo BÁN CHẠY NHẤT của DecorNow:

Ý nghĩa của ngày rằm

Theo quan niệm dân gian

Theo quan niệm dân gian truyền lại từ xưa, ngày rằm chính là ngày trăng tròn, là thời gian mà tất cả mọi người, mọi thành viên trong gia đình sẽ tụ họp lại với nhau để cùng dùng chung bữa cơm, cùng sinh hoạt chuyện trò. Vì thế, vào những ngày này mà mọi gia đình thường sẽ thực hiện các lễ nghi, cúng vái, dâng hương, mâm cúng đầy đủ và đọc bài khấn đến gia tiên và các vị thần, Phật.

Khi thực hiện đầy đủ, tổ tiên và các vị thần sẽ cảm thấy hài lòng mà phù hộ độ trì cho gia đình được bình an, may mắn, tài lộc đầy nhà. Do đó, gia chủ nên ghi nhớ những bài khấn, các nghi thức để thực hiện đúng và đầy đủ để tránh phạm phải lỗi bất kính.

>> Xem thêm: Văn khấn gia tiên ngày rằm, mùng một giỗ đầu đầy đủ nhất

Theo khoa học

Theo khoa học chứng minh rằng, ngày rằm hằng tháng chính là ngày mà Mặt Trăng và Trái Đất gần như nằm trên một đường thẳng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vào những ngày này sẽ có những xung năng lượng đặc biệt có thể ảnh hưởng xấu đến con người như bệnh tật, tai nạn… Bên cạnh đó, nguồn khí âm thái quá của ngày trăng tròn dễ khiến cho trạng thái thần kinh con người bất ổn, dễ nổi nóng, ngang bướng, hoảng loạn…

Ngày rằm là ngày nào? Lễ Phật Đản
Ngày rằm là ngày nào? Lễ Phật Đản

>> Xem thêm: Tết Thanh Minh 2024 là ngày nào?

Theo Phật giáo

Đối với quan niệm trong Phật giáo, từng ngày rằm trong năm có những ý nghĩa khác nhau như sau:

  • Rằm tháng Giêng: Còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, Tết Nguyên Tiêu. Đây là ngày rằm đầu tiên trong năm mang ý nghĩa cầu chúc cho một năm thuận lợi, bình yên và may mắn.
  • Tháng 2: Ngày Đức Phật hướng dẫn tăng đoàn trở về thành Ca-tỳ-la-vệ, độ vua cha là Tịnh Phạn đắc quả Nhập Lưu, dắt La Hầu La xuất gia đắc quả A La Hán.
  • Tháng 3: Ngày mà Ngài đến Tích Lan lần 2 để thuyết giảng về nguyên tắc chung sống hoà bình, từ bi cho bộ tộc Nasgas đang tranh giành ngai vàng.
  • Tháng 4: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời.
  • Tháng 5: Thánh tăng A La Hán Mahinda đến Tích Lan.
  • Tháng 6: Đánh dấu ngày Đức Phật thuyết pháp, kinh Chuyển Pháp Luân và lên cõi trời Đâu Xuất giảng pháp.
  • Tháng 7: Ngày bắt đầu an cư kiết hạ. Đồng thời cũng là ngày lễ Vu Lan xá tội vong nhân.
  • Tháng 8: Chư tăng an cư và nghiêm trì giới luật.
  • Tháng 9: Đức Phật hoàn tất 3 tháng thuyết giảng luận A-tì-đàm. Đồng thời, đây cũng là ngày mà Phật Di Lặc hạ sanh trong tương lai.
  • Tháng 10: Đức Phật gửi 60 vị A La Hán hoằng hoá Chân Lý. Tôn giả Di Lặc được Đức Phật Thích Ca thọ ký chứng quả Phật.
  • Tháng 11: Đánh dấu ngày A La Hán Tăng-già-mật-đa đến Tích Lan.
  • Rằm tháng Chạp: Là ngày Đức Phật đến Tích Lan sau 9 tháng chứng quả thành Phật.
Ngày rằm là ngày nào? Lễ hội vào ngày Tết Nguyên Tiêu
Ngày rằm là ngày nào? Lễ hội vào ngày Tết Nguyên Tiêu

>> Xem thêm: Tu tại gia là gì? 6 cách tu tại gia mà Phật tử nên biết

Những việc nên làm trong những ngày rằm

  • Dọn dẹp bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên thật sạch sẽ để bày tỏ lòng thành kính.
  • Vệ sinh nhà cửa.
  • Chuẩn bị đầy đủ vật phẩm, mâm cúng, văn khấn để cúng rằm.
  • Đi lễ chùa, tham dự lễ hội được tổ chức bởi các chùa ở địa phương.
  • Làm việc thiện, giúp đỡ mọi người xung quanh.
  • Phóng sinh các loài động vật như chim, cá…
  • Ăn chay.
  • Tham gia thả đèn hoa đăng.

Cải thiện không gian thờ như thế nào để cúng rằm?

Điều đầu tiên gia chủ nên làm để cải thiện không gian thờ là dọn dẹp sạch sẽ bụi bẩn, nhang tàn khắp nơi để sẵn sàng chuẩn bị cho lễ cúng. Lưu ý khi dọn dẹp cần tránh làm di chuyển lư hương, chum nước hay tranh Phật, bài vị gia tiên.

Tiếp đó không gian phòng thờ cần phải thông thoáng, từ bàn thờ đến trần nhà không quá thấp để tránh nhang khói ám vào trần. Về ánh sáng, nên tránh ánh sáng trắng quá gắt, có thể dùng nguồn sáng nhẹ nhàng hoặc ánh sáng vàng, đỏ tạo không gian ấm áp cho căn phòng hơn.

Gia chủ có thể cải thiện không gian bằng việc trang trí phòng thờ với những bức tranh Phật, Bồ Tát, phong cảnh, hoa sen, bồ đề… Vừa có tác dụng tăng độ thẩm mỹ và làm nổi bật gian phòng, vừa phù hợp phong thuỷ để cầu bình an, may mắn và thể hiện lòng kính trọng với Phật, gia tiên. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều tranh trang trí phòng thờ được bày bán khắp nơi. Nhưng không phải vật phẩm nào cũng đạt được chất lượng tốt và bền. Vậy đâu là nơi gia chủ có thể yên tâm để thỉnh tranh?

Nên cải thiện không gian thờ như thế nào để cúng rằm?
Nên cải thiện không gian thờ như thế nào để cúng rằm?

DecorNow – Đơn vị tranh trang trí phòng thờ uy tín và chất lượng nhất

DecorNow là đơn vị uy tín, chất lượng chuyên thiết kế và cung cấp các sản phẩm tranh trang trí từ tranh trúc chỉ với các hoạ tiết Phật giáo, bài vị thờ cúng cho đến tranh đèn hiện đại. DecorNow tự hào được VTV, HTV đưa tin là thương hiệu uy tín và sản phẩm đáng tin dùng. Cùng với hàng chục nghìn sản phẩm đã cung cấp cho nhiều gia đình, chùa… DecorNow là sự lựa chọn đúng đắn để trang trí cho không gian thờ cúng.

Vì sao nên chọn tranh trang trí phòng thờ tại DecorNow? Đường nét được in rõ ràng, không bị phai, có thể sử dụng rất lâu mà không bị mất chữ, phai màu. Mặt tranh, lưng và khung tranh có độ cứng và độ bền rất tốt. Đối với tranh trúc chỉ, màu sắc có màu vàng, tạo ra cảm giác ấm áp cho gian thờ. Với tranh đèn hiện đại, màu sắc vừa phải và nhẹ nhàng, không quá gắt.

Các sản phẩm của DecorNow có những đặc điểm nổi bật như:

  • Công nghệ in mặt tranh độc quyền với ánh sáng nổi tạo chiều sâu và độ sắc nét cao giúp gian thờ nhà bạn trở nên ấm áp hơn. Chúng tôi có thể tự tin cam kết sử dụng tranh từ 10 – 20 năm mà vẫn giữ được màu tranh hoàn hảo.
  • Khung tranh được làm từ chất liệu PE Composite vô cùng cao cấp, độ dày trên khung tranh mỏng nhất thị trường giúp dễ dàng treo và bảo quản tranh.
  • Hệ thống đèn LED V3 giúp tiết kiệm điện năng lên đến 80%. Trong quá trình sử dụng không sản sinh tia cực tím.
  • Sản phẩm có thể chống va đập, ẩm mốc và mối mọt rất tốt.
  • Kết nối với thiết bị thông minh để có thể bật/tắt từ xa chỉ bằng điện thoại. Có thể hẹn lịch bật/tắt đèn, điều chỉnh cường độ sáng với nhiều mức khác nhau.

Tham khảo các mẫu tranh đèn hiện đại hợp phong thuỷ 2024 cầu bình an của DecorNow:

Kết luận

Sau bài viết, hy vọng bạn đã biết ngày rằm là ngày nào, ý nghĩa của 12 ngày rằm trong năm và những việc cần làm trong những ngày này. Gia chủ hãy tham khảo, lựa chọn những mẫu tranh tại DecorNow phù hợp nhất cho gian thờ của gia đình để cầu sự yên bình và nhiều điều thuận lợi trong cuộc sống.

Nếu quý khách vẫn phân vân hay chưa rõ nên lựa chọn mẫu mã, kích thước tranh như thế nào cho phù hợp, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của DecorNow sẽ sẵn sàng hỗ trợ mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *