Kinh Pháp Hoa Là Gì? Ý Nghĩa Và Vai Trò Pháp Hoa Kinh

Kinh Pháp Hoa Là Gì? Ý Nghĩa Và Vai Trò Pháp Hoa Kinh

Kinh Pháp Hoa là một trong những bài kinh lớn của Kinh Tạng Phật giáo Đại Thừa, được các học giả phương Tây nhận xét và đánh giá là một trong hai mươi Thánh thư của phương Đông. Vì đây là bộ kinh rất đặc biệt nên hãy cùng DecorNow tìm hiểu về lịch sử ra đời, vai trò để giúp chúng ta hiểu Kinh Pháp Hoa là gì và ý nghĩa của bài kinh này.

Kinh Pháp Hoa là gì?

Giới thiệu sơ lược

Kinh Pháp Hoa là gì? Đây là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống Kinh Tạng của Phật giáo Đại Thừa, được các học giả xem là một trong hai mươi Thánh thư của phương Đông.

Theo một số nghiên cứu về Phật giáo, Phật giáo Đại Thừa xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 1 TCN cho đến thể kỷ thứ 1 SCN, tức 500 năm sau khi Đức Phật nhập cõi niết bàn. Sau đó phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ thứ 2 trở đi. Sự phát triển của Phật giáo Đại Thừa được đánh giá là yếu tố cần thiết và đáp ứng nhu cầu của thời đại.

Trước Kinh Pháp Hoa, đã có những kinh điển khác xuất hiện như Kinh Bát Nhã, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật… Về sau, Kinh Pháp Hoa xuất hiện và là sự dung hoà, tổng hợp tư tưởng Đại Thừa của các bộ kinh trước đó.

Kinh Pháp Hoa là gì? Giới thiệu sơ lược
Kinh Pháp Hoa là gì? Giới thiệu sơ lược

Sự hình thành Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Trong kinh điển Phật giáo có đến 12 thể loại khác nhau có thể kể đến như trường hàng, trùng tụng, cô khởi… Trong Kinh Pháp Hoa đồng thời có nhiều thể loại bên trong bộ kinh, sự hình thành của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa trải qua 4 giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn thứ nhất: Hình thành phần trùng tụng. Trùng tụng tức là phần kệ tụng, là những đoạn thi kệ lập lại những ý đã được nói ở phần trường hàng.
  • Giai đoạn thứ hai: Hình thành phần trường hàng. Trường hàng tức là những đoạn văn xuôi được người ta thêm vào với mục đích làm rõ ý nghĩa của phần trùng tụng ở giai đoạn thứ nhất.
  • Giai đoạn thứ ba: Phát triển thêm phần trường hàng. Vì do có sự khác nhau về kinh điển tiếng Phạn giữa các học giả cho nên đã phát triển thêm trường hàng ở giai đoạn ba đầy đủ hơn.
  • Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn kinh được thêm vào những phẩm mới.
Kinh Pháp Hoa là gì? Sự hình thành Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Kinh Pháp Hoa là gì? Sự hình thành Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Tham khảo các mẫu tranh trúc chỉ Phật của DecorNow tăng độ thẩm mỹ cho không gian thờ cúng và bày tỏ lòng thành kính với Phật:

Ý nghĩa Kinh Pháp Hoa

Trong bối cảnh khi Phật giáo có sự phân hoá thành các bộ phái khác nhau, các Phật tử trí thức và tâm huyết mong muốn Phật giáo có sự sinh động như thời Đức Phật tại thế, họ liền khởi xướng phong trào mới gọi là Đại Thừa. Đại Thừa tức là cổ xe lớn chứa nhiều người đến Phật quả. Họ cho rằng Phật giáo truyền thống là Tiểu Thừa, tức cổ xe nhỏ, chỉ thành tựu A La Hán quả.

Sự va chạm giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa xảy ra mạnh mẽ, không ai chấp nhận bên còn lại. Những kinh điển Đại Thừa lần lượt ra đời như Kinh Bát Nhã triển khai tư tưởng chân không, phản đối chủ trương của Tiểu Thừa, cho rằng Thanh Văn và Duyên Giác không phải con của Phật. Kinh Hoa Nghiêm chủ trương pháp giới duyên khởi, nhưng vẫn không chấp nhận Tiểu Thừa. Vì sự chỉ trích giữa các bộ phái mà Phật giáo đã dần suy yếu.

Trước tình cảnh đó, xu hướng phản đối xung đột và mâu thuẫn phát triển mạnh mẽ trong Phật giáo. Vì lẽ đó Kinh Pháp Hoa ra đời, chủ trương hoà giải tất cả tranh cãi gay gắt giữa các bộ phái với nhau, tạo sự thống nhất chung trong Phật giáo. Bên cạnh đó, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng là sự tổng hợp những tư tưởng của Kinh Bát Nhã, Kinh Hoa Nghiêm… Đồng thời nêu rõ lý tưởng rằng mọi người đều có Phật tính bên trong mình, ai cũng có thể trở thành Phật.

Ý nghĩa Kinh Pháp Hoa là gì?
Ý nghĩa Kinh Pháp Hoa là gì?

Nội dung của Pháp Hoa Kinh

Về ngôn ngữ và cấu trúc

Ngôn ngữ con người chỉ có thể diễn đạt được những thứ bình thường trong cuộc sống, chỉ mang ý nghĩa tương đối và phiến diện. Trong khi chân lý và ý nghĩa của Phật pháp lại vô cùng siêu việt, toàn diện. Vì thế để có thể truyền đạt lại cho chúng sanh, Pháp Hoa Kinh sử dụng cách thức truyền đạt chân lý thông qua những điều thông dụng, dễ hiểu trong đời thường và gần gũi với chúng sanh.

Bố cục của Kinh Pháp Hoa được trình bày theo hình thức chương, hồi. Có 7 quyển với 28 phẩm bao gồm:

  1. Phẩm Tựa
  2. Phẩm Phương Tiện
  3. Phẩm Thí Dụ
  4. Phẩm Tín Giải
  5. Phẩm Dược Thảo Dụ
  6. Phẩm Thụ Ký
  7. Phẩm Hoá Thành Dụ
  8. Phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thụ Ký
  9. Phẩm Học Vô Học Thụ Ký
  10. Phẩm Pháp Sư
  11. Phẩm Hiện Bảo Tháp
  12. Phẩm Đề Bà Đạt Đa
  13. Phẩm Trì
  14. Phẩm An Lạc Hạnh
  15. Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
  16. Phẩm Như Lai Thọ Lượng
  17. Phẩm Phân Biệt Công Đức
  18. Phẩm Tuỳ Hỷ Công Đức
  19. Phẩm Công Đức Pháp Sư
  20. Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát
  21. Phẩm Như Lai Thần Lực
  22. Phẩm Chúc Luỹ
  23. Phẩm Dược Vương Bồ Tát
  24. Phẩm Diệu Âm Bồ Tát
  25. Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát
  26. Phẩm Đà La Ni
  27. Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự
  28. Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyết Phát
Nội dung Kinh Pháp Hoa là gì? Về ngôn ngữ và cấu trúc
Nội dung Kinh Pháp Hoa là gì? Về ngôn ngữ và cấu trúc

>> Xem thêm: Kinh Cứu Khổ Cứu Nạn Phật Quan Âm

Về nội dung

Có thể hiểu nội dung Kinh Pháp Hoa thông qua hai hình thức:

  • Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến: Từ phẩm 2 – 10 là khai Phật tri kiến, phẩm 11 là thị Phật tri kiến, 12 – 22 là ngộ Phật tri kiến và cuối cùng từ phẩm 23 – 28 là nhập Phật tri kiến. Nội dung của hình thức này là trình bày tổng quát hiện tượng về bản thể của vũ trụ pháp giới.
  • Tích Môn và Bản Môn: Tích Môn là đoạn giáo lý nói về việc Phật Thích Ca sinh ra, lớn lên, thành đạo và giảng pháp. 14 phẩm đầu trong Kinh Pháp Hoa thuộc Tích Môn, 14 phẩm còn lại thuộc Bản Môn. Nội dung của Bản Môn nói về việc Đức Phật hiện hữu khắp thế gian, cùng với lý tưởng tất cả chúng sanh đều có thể trở thành Phật.

Vai trò của Pháp Hoa Kinh

Một đặc điểm đã giúp Pháp Hoa Kinh lên vị trí cao nhất trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa đó chính là sự tổng hợp, hoà giải mâu thuẫn giữa mọi trường phái trong đạo Phật. Trước khi Kinh Pháp Hoa xuất hiện, các trường phái thường chỉ trích lẫn nhau. Học giả Đại Thừa cho rằng Tiểu Thừa ích kỷ, không gieo trồng hạt giống từ bi để cùng mọi người đạt quả Phật. Còn Tiểu Thừa cho rằng Đại Thừa là ngoại đạo, Tiểu Thừa mới là Phật giáo chân chính.

Khi Pháp Hoa Kinh ra đời, bộ kinh đóng vai trò hàn gắn mọi sự đổ vỡ trong mối quan hệ giữa các bộ phát trong Phật giáo với nhau. Đặt lại giá trị tư tưởng của việc tu tập theo hướng thiện. Sự tồn tại của Đức Phật là vĩnh cửu, mọi hiện tượng dưới con mắt của người giác ngộ đều biểu hiện cho chân lý. Là nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo Đại Thừa sau này và con đường thực hành hạnh Bồ Tát.

Vì theo tư tưởng trung hoà và phóng khoáng, Kinh Pháp Hoa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, bài kinh được tôn thờ, hành trì phổ biến và rộng rãi ở nhiều quốc gia.

Vai trò của Pháp Hoa Kinh
Vai trò của Pháp Hoa Kinh

>> Xem thêm: Kinh Từ Bi là gì?

Lịch sử truyền bá của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa tại nước ta

Lịch sử truyền bá của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa tại nước ta có thể được chia thành ba thời kỳ gồm thời kỳ chữ Hán, thời kỳ chữ Nôm và thời kỳ chữ Quốc ngữ.

  • Thời kỳ chữ Hán: Vào thời kỳ Bắc thuộc lần 2, đạo tràng phiên dịch kinh điển Phật giáo ở Giao Châu được gọi là trung tâm Luy Lâu được xây dựng. Một bộ phận tu sĩ Việt Nam được mời vào trung tâm Luy Lâu để dịch kinh điển từ tiếng Phạn sang chữ Hán. Tại đây, Kinh Pháp Hoa gồm 6 quyển ra đời vào năm 256.
  • Thời kỳ chữ Nôm: Một bộ phận tu sĩ, như sư Việt Nam tinh thông Hán học và giàu lòng yêu nước, tự chủ dân tộc muốn thoát ly sự ảnh hưởng của Bắc Thuộc đã dịch các kinh điển Phật giáo từ tiếng Phạn sang chữ Nôm, trong đó có bộ Quốc Dịch Pháp Kinh Hoa bằng chữ Nôm hiện đang được lưu trữ tại Đông Dương văn khố Tokyo.
  • Thời kỳ chữ Quốc ngữ: Người đầu tiên dịch và biên soạn Kinh Pháp Hoa đó chính là cư sĩ Đoàn Trung Côn, được dựa vào bản dịch của chữ Pháp và chữ Hán. Vào khoảng 10 năm sau, Hoà thượng Thích Trí Tịnh dựa vào Diệu Pháp Liên Hoa Kinh bằng chữ Hán của ngài Cưu Ma La Thập để dịch sang chữ Quốc ngữ, giúp cho giới Phật tử dễ dàng trì tụng và nghiên cứu.
Lịch sử truyền bá của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa tại nước ta
Lịch sử truyền bá của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa tại nước ta

>> Xem thêm: An nhiên là gì? Ý nghĩa một đời an nhiên

Kết luận

Kinh Pháp Hoa đóng vai trò quan trọng trong việc hàn gắn sự đổ vỡ mối quan hệ giữa các bộ phái trong Phật giáo. Bên cạnh đó, đặt ra những giá trị tu tập theo hướng thiện và chân lý mọi người đều có thể giác ngộ trở thành Phật. Qua bài viết này, DecorNow hy vọng bạn đã hiểu hơn ý nghĩa và vai trò của Kinh Pháp Hoa là gì và lịch sử ra đời của bài kinh quan trọng này.

Hãy lựa chọn các sản phẩm trang trí phòng thờ đến từ DecorNow, từ tranh trúc chỉ cho đến các loại bài vị, tranh đèn hiện đại vô cùng đẹp và nổi bật. Nếu quý khách phân vân, chưa rõ nên lựa chọn các mẫu tranh, kích thước như thế nào cho phù hợp, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của DecorNow sẽ sẵn sàng hỗ trợ mọi thắc mắc của quý khách.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *