Từ thuở hồng hoang, con người đã luôn sợ hãi cái chết và những gì ẩn giấu sau nó. Trong tâm trí của họ, ý tưởng về một thế giới sau khi chết, một nơi trừng phạt tội lỗi, đã được hình thành. Địa ngục, với những hình phạt khủng khiếp và sự đau khổ vô tận, đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và tôn giáo của nhiều nền văn minh, địa ngục không chỉ là nơi trừng phạt linh hồn sau khi chết mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa hơn. Trong bài viết này, DecorNow sẽ giúp bạn khám phá khái niệm địa ngục là gì, chi tiết về 18 tầng địa ngục và ý nghĩa của 18 tầng địa ngục.
1. Địa ngục là gì?
Địa ngục, trong nhiều tôn giáo và văn hóa, được hiểu là nơi linh hồn bị trừng phạt sau khi chết vì những tội lỗi đã phạm trong cuộc sống. Đối với Phật giáo, địa ngục (tiếng Phạn: Naraka) là một trong những cõi tồn tại khổ đau, nơi mà chúng sinh phải chịu đựng những hình phạt và khổ nạn ghê gớm do nghiệp báo xấu ác của chính họ gây ra.
Địa ngục thường được mô tả là một nơi tăm tối, lạnh lẽo, đầy đau khổ và đau đớn, nơi mà chúng sinh phải chịu đựng những hình phạt dữ dội và khó có thể tưởng tượng nổi. Khái niệm địa ngục trong Phật giáo không phải là một nơi địa lý cụ thể, mà là một trạng thái tâm linh, một sự phản ánh của nghiệp chướng mà con người tạo ra trong đời sống hiện tại.
Theo quan điểm Phật giáo, địa ngục không phải là một nơi trừng phạt vĩnh viễn. Nó là một chu kỳ luân hồi, một cơ hội để con người nhận thức được tội lỗi của mình và cải tạo bản thân. Khi nghiệp chướng được thanh lọc, linh hồn sẽ được giải thoát khỏi địa ngục và tái sinh vào một cõi giới cao hơn.
2. 18 tầng địa ngục có thật hay không?
Theo giáo lý Phật giáo, có 18 tầng địa ngục, mỗi tầng đại diện cho một loại hình phạt và mức độ khổ đau khác nhau. Tuy nhiên, việc 18 tầng địa ngục này có tồn tại thực sự hay không vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi trong giới học giả và Phật tử.
Nhiều người cho rằng 18 tầng địa ngục chỉ là một biểu tượng hay phép ẩn dụ để miêu tả những khổ đau và hình phạt mà chúng sinh phải gánh chịu do hành động xấu ác của chính mình. Họ tin rằng địa ngục không phải là một nơi chốn thực tế mà là một trạng thái tâm lý khổ đau, đau khổ và hối hận do những nghiệp xấu đã gây ra.
Tuy nhiên, cũng có một số người tin rằng 18 tầng địa ngục là những nơi chốn thực tế, nơi mà chúng sinh phải chịu đựng những hình phạt dữ dội và khổ sở tương ứng với những hành động xấu ác của họ trong quá khứ. Họ cho rằng những mô tả về địa ngục trong kinh điển Phật giáo là sự thật, và việc tái sinh vào địa ngục là một hình thức trả quả cho nghiệp báo xấu ác.
Dù có nhiều quan điểm khác nhau về sự tồn tại thực tế của 18 tầng địa ngục, thì ý nghĩa chính yếu của chúng vẫn là cảnh báo về hậu quả khổ đau mà chúng sinh phải gánh chịu nếu họ tiếp tục làm những việc xấu ác và vi phạm giới luật đạo đức.
3. 18 tầng địa ngục là những tầng nào?
Theo kinh điển Phật giáo, địa ngục được miêu tả như một hệ thống các tầng khác nhau bao gồm 18 tầng, mỗi tầng đại diện cho một loại hình phạt tương ứng tùy thuộc vào mức độ tội lỗi mà linh hồn gây ra.
3.1. Bạt Thiệt địa ngục – Tầng thứ nhất
Tầng thứ nhất trong 18 tầng địa ngục là Bạt Thiệt địa ngục, tại tầng này sẽ giam giữ và tra tấn những kẻ khi còn sống mà nói dối, xuyên tạc sự thật, ăn không nói có, dùng lời nói gây tổn thương, làm hại đến người khác hoặc gây chia rẽ giữa con người.
Linh hồn sẽ chịu hình phạt đau đớn, tiểu quỷ địa ngục sẽ banh miệng rồi dùng kìm thép lớn gấp lưỡi rút ra không phải giựt dứt khoát cho đứt mà là kéo từ từ cho dài ra, để linh hồn cảm nhận được sự đau đớn tột cùng.
3.2. Tiễn Đao địa ngục – Tầng thứ hai
Ở tầng thứ hai, linh hồn mà khi còn sống hay xúi giục, rủ rê hoặc làm quả phụ tái duyên cho những người phụ nữ có chồng qua đời sớm làm điều không đúng, gìn giữ đức hạnh trọn vẹn, … sẽ bị chuyển nhập tầng thứ hai – Tiễn Đao địa ngục.
Tại đây, linh hồn sẽ bị tra tấn bằng cách dùng những lưỡi dao sắc bén cắt đứt dần mười đầu ngón tay vô cùng đau đớn.
3.3. Thiết Thụ địa ngục – Tầng thứ ba
Tại tầng thứ ba – Thiết Thụ địa ngục, linh hồn bị giam giữ và tra tấn ở tầng này là những kẻ khi còn sống có hành động làm gia đình người khác ly tán bằng cách dèm pha, đặt chuyện, ăn không nói có để cắt đứt tình mẫu tử, tình cảm vợ chồng, anh chị, con cháu, …
Những linh hồn tội lỗi khi bị đày vào tầng này sẽ bị những lưỡi dao dọn cắm vào người từ phía sau lưng. Họ phải chịu đựng những đau đớn kinh khủng khi da thịt bị đâm xuyên và mất máu dần.
3.4. Nghiệt Kính địa ngục – Tầng thứ tư
Tầng Nghiệt Kính là nơi dành cho những linh hồn phạm tội ở trần thế mà khai gian dối, cố tình lẩn trốn, chạy tội trạng. Mặc dù có thể đã thoát được tội lỗi hoặc bị giảm mức phạt trên trần thế, nhưng sau khi chết vẫn sẽ không thể thoát được gương Nghiện Kính chiếu rọi, soi rõ tội trạng ẩn khuất. Sau đó, các linh hồn sẽ được xét xử và định rõ tội lỗi và đưa đến các tầng địa ngục khác để nhận báo ứng.
3.5. Chưng Lung địa ngục – Tầng thứ năm
Tầng thứ năm Chung Lưng địa ngục giam giữ linh hồn khi còn sống có hành động tung tin đồn sai sự thật, bịa đặt chuyện mang tính hãm hại, phỉ báng người khác. Loại người này sẽ bị nhốt vào lồng mà chưng hấp, không dừng ở việc bị hấp chín, sau khi chưng xong còn phải để gió lạnh thổi qua khắp người rồi chuyển nhập vào Bạt Thiệt Địa Ngục.
3.6. Đồng Trụ địa ngục – Tầng thứ sáu
Người mà khi còn sống trên trần thế có chủ ý đốt nhà, phóng hỏa giết người thủ tiêu, sau khi chết sẽ bị đày xuống Đồng Trụ địa ngục. Tại tầng thứ 6 này, linh hồn phạm tội đó sẽ bị lấy hết quần áo, những tiểu quỷ sẽ bắt họ dùng thân trần ôm lấy cây cột đồng với đường kính một mét và dài hai mét. Những trụ đồng này luôn luôn được nung đỏ cho lửa bùng lên, tội nhân sẽ đau đớn khôn cùng.
3.7. Đao Sơn địa ngục – Tầng thứ bảy
Đây là tầng địa ngục dành cho những kẻ có hành động sát sanh, xem giết hại động vật là lẽ thường tình. Ngoài ra, hành động bất kính, phỉ báng thần linh cũng sẽ bị đày xuống tầng này. Hình phạt tại Đao Sơn địa ngục là cởi bỏ mọi thứ trên người, dùng tấm thân trần trụi leo vách núi toàn đao nhọn. Tùy thuộc vào mức độ phạm tội mà thời gian tra tấn cũng sẽ khác nhau, tội càng nặng thời gian leo núi càng lâu.
3.8. Băng Sơn địa ngục – Tầng thứ tám
Người mà hãm hại thân phu, mưu mô, xảo quyệt, tà dâm, dan díu tình cảm với người khác hay cố tình phá bỏ thai nhi sẽ bị đày xuống Băng Sơn địa ngục. Tại tầng địa ngục này, phải lột bỏ quần áo rồi leo lên núi băng giá lạnh.
>>> Xem thêm: Tà dâm là gì? Quả báo khủng khiếp của tội tà dâm
3.9. Dầu Oa Địa Ngục – Tầng thứ chín
Đây là tầng cho những kẻ khi còn sống hay có tật trộm cắp, lừa đảo, có ý hãm hại người lương thiện, phụ nữ và trẻ em, tà dâm chiếm vợ người khác. Hình phạt tại tầng địa ngục này là tiểu yêu sẽ quăng người vào chảo dầu đang sục sôi, tùy vào mức độ tội trạng mà thời gian chịu hình phạt càng lâu.
3.10. Ngưu Khanh địa ngục – Tầng thứ mười
Ngưu Khanh địa ngục là nơi trừng phạt những người khi còn sống xem việc giết hại động vật, súc sinh là niềm vui thú mà không màn đến sự đau khổ của chúng. Những người này sau khi chết sẽ bị đày vào tầng thứ 10 này để bị các con trâu hoang dùng sừng húc, dùng chân dẫm đạp.
3.11. Thạch Áp địa ngục – Tầng thứ mười một
Người nào mang nặng đẻ đau, sinh con ra mà không vẹn toàn cơ thể, khuyết tật tay chân, chậm phát triển hoặc tư tưởng trọng nam khinh nữ, mà đem dìm chết đứa nhỏ hoặc bỏ rơi nó. Hạng người này sau khi chết sẽ bị giải vào Thạch Áp địa ngục, tại đây có những tảng đá lớn được treo bằng dây thừng, người bị đưa vào sẽ ở bên dưới, những tiểu yêu sẽ dùng búa chém đứt dây thừng để các tảng đá rơi xuống hồ.
3.12. Thung Cữu địa ngục – Tầng thứ mười hai
Những người khi còn sống mà lãng phí lương thực, chà đạp thức ăn hoặc không thích ăn chỉ dùng vài đũa rồi đem vứt. Sau khi chết sẽ bị đẩy vào cối để bị giã.
3.13. Huyết Trì địa ngục – Tầng thứ mười ba
Người khi còn sống mà phạm tội bất hiếu, đùn đẩy không có trách nhiệm với bậc sinh thành, tính tình tà đạo, hỗn láo, không tôn trọng người khác sẽ bị đày xuống Huyết Trì địa ngục. Tại đây, linh hồn sẽ bị đẩy xuống biển máu tanh hôi và chịu sự đói khát tột cùng.
3.14. Uống Tử địa ngục – Tầng thứ mười bốn
Để có được một thân thể làm người trên thế giới này là một điều vô cùng khó khăn, chính là cơ hội được Diêm Vương ban cho. Do đó, hễ ai xem thường sống chết mà tự sát, treo cổ, cắt mạch máu hay dùng thuốc độc, … làm Diêm Vương nổi giận thì sau khi chết sẽ bị đưa vào Uổng Tử Địa Ngục, bị giam cầm mãi mãi, vĩnh viễn không được đầu thai chuyển kiếp.
3.15. Trách Hình địa ngục – Tầng thứ mười lăm
Ở tầng địa ngục thứ 15 này, những người mà chuyên đào bới phần mộ, cướp mộ người khác sẽ bị đày ải vào đây chịu tội phanh thây xẻ thịt vô cùng ghê rợn.
3.16. Hỏa Sơn địa ngục – Tầng thứ mười sáu
Những người tham lam, ăn hối lộ, đút lót, bòn rút của công để hưởng lợi cho bản thân. Ăn cắp tiền bạc, của cải của người khác thì sau khi chết sẽ vào tầng này để leo lên núi đầy lửa, suốt chặn đường bị thiêu đốt mà không thể chết được,vô cùng đau đớn và sợ hãi. Ngoài ra còn cả những hòa thượng, đạo sĩ phạm giới cũng sẽ bị đuổi lên hoả sơn
3.17. Thạch Ma địa ngục – Tầng thứ mười bảy
Tầng Thạch Ma địa ngục là nơi mà những người coi thường pháp luật, tham ô, lãng phí của cải hay ý mạnh hiếp yếu sẽ bị đày xuống tầng này. Tại đây, những kẻ này sẽ chịu hình phạt mài người thành tương, sau đó được phục hồi lại thân thể rồi lại tiếp tục bị mài. Ngoài ra, hòa thượng và đạo sĩ ăn mặn cũng sẽ bị đày vào đây.
3.18. Đao Cư địa ngục – Tầng thứ mười tám
Đao Cư địa ngục là tầng cuối cùng. Tầng này dành cho những kẻ hay gian lận trong buôn bán, cắt xén nguyên vật liệu, dụ dỗ trẻ em, … Khi ở nơi trần thế mà phạm phải những tội này sẽ bị tiểu quỷ xé quần áo, cột cả tay và chân vào bốn trụ dựa theo hình chữ Đại. Sau đó sẽ bị cưa bổ dọc từ đầu tới chân.
4. Ý nghĩa của 18 tầng địa ngục
Mặc dù không phải là một giáo lý chính thống, hệ thống “18 tầng địa ngục” trong Phật giáo vẫn mang ý nghĩa quan trọng. Đây là một hệ thống biểu tượng, giúp minh họa và cảnh tỉnh con người về những hậu quả nghiêm trọng của các hành vi ác ý và tội lỗi.
Qua các tầng địa ngục, Phật giáo muốn nhấn mạnh rằng, mọi hành động, lời nói và ý nghĩ của con người đều sẽ tạo ra nghiệp quả tương ứng. Những kẻ ác, phạm tội nặng nề sẽ bị đọa vào các tầng địa ngục, với những hình phạt khủng khiếp, nhằm giúp họ nhận thức được lỗi lầm, từ bỏ ác nghiệp và hướng về thiện.
Qua đó, Phật giáo muốn cảnh tỉnh con người hãy sống có trách nhiệm, lành mạnh, tránh xa những hành vi xấu xa, tội lỗi, để không phải chịu những tổn thương, đau khổ vô cùng trong địa ngục. Đây chính là lời nhắc nhở sâu sắc về sự cần thiết phải tích lũy thiện nghiệp, tu tập giải thoát.
Là một thương hiệu sản xuất tranh trúc chỉ trang trí, DecorNow luôn hướng đến việc truyền tải những thông điệp tích cực, lành mạnh về đạo đức, nhân cách và sự an lạc trong cuộc sống. Mong rằng bài viết này sẽ giúp quý khách hàng có cái nhìn sâu sắc hơn về ý nghĩa đạo lý của địa ngục trong Phật giáo, để rồi từ đó biết quý trọng cuộc sống hiện tại và hướng về những điều tốt đẹp.
>>> Xem thêm: các dòng tranh bán chạy tại DecorNow
DecorNow hoan hỉ tặng bạn ưu đãi lên đến 40%. Đặt ngay!!
Hãy liên hệ DecorNow qua thông tin bên dưới, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ quý gia chủ lựa chọn tranh phù hợp không gian thờ tại gia.
- Email: contact@DecorNow.VN
- Facebook: DecorNow.vn
- Zalo: https://zalo.me/0328889398
- Hotline: 032 888 9398
- Địa chỉ DecorNow: Tòa nhà Thái An, 2290 Quốc Lộ 1A, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh
Việc tạo dựng uy tín thông qua sản phẩm/ dịch vụ chất lượng và sự hài lòng của QUÝ KHÁCH HÀNG là nền móng vững chắc cho sự phát triển thương hiệu dài lâu của DecorNow.