Kinh Di Lặc là gì? Hướng dẫn tụng kinh Di Lặc hạ sinh

Kinh Di Lặc là gì? Hướng dẫn tụng kinh Di Lặc hạ sinh

5/5 - (2 bình chọn)

Kinh Di Lặc là gì? Đây là bộ kinh quan trọng miêu tả lại hoàn cảnh của hoàn cảnh ra đời của Phật Di Lặc trong tương lai và quá trình tu thành chánh quả. Cùng DecorNow tìm hiểu kinh Di Lặc là gì và nội dung của bài kinh Di Lặc.

Kinh Di Lặc là gì?

Di Lặc lục bộ kinh

Kinh Di Lặc là gì? Kinh Di Lặc, hay Di Lặc lục bộ kinh, là bài kinh thuyết giảng về cuộc đời của Phật Di Lặc từ lúc hạ sinh cho đến khi chứng quả. Đúng với cái tên, Di Lặc lục bộ kinh bao gồm có 6 quyển với những dịch giả khác nhau bao gồm:

  1. Quán Di Lặc thượng sinh kinh
  2. Di Lặc hạ sinh kinh
  3. Di Lặc lai thời kinh
  4. Quán Di Lặc Bồ Tát hạ sinh kinh
  5. Di Lặc hạ sinh thành Phật kinh
  6. Di Lặc đại thành Phật kinh

Di Lặc Lục Bộ Kinh, hay gọi tắt là kinh Di Lặc, là bộ kinh toàn diện về vị Phật Di Lặc. Nội dung trong kinh Di Lặc là tường thuật về cuộc đời, tóm tắt quá trình sinh ra, lớn lên và tu thành chánh quả của Phật Di Lặc trong tương lai, thế giới mà Phật pháp đã bị con người lãng quên, được ước tính đâu đó khoảng mười triệu năm sau.

Trong bài viết này, DecorNow sẽ đề cập đến bộ số 5, Di Lặc hạ sinh thành Phật kinh, gọi tắt là kinh Di Lặc hạ sinh, được dịch ra chữ Hán bởi Tam Tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh, và được Trưởng lão Hoà thượng Phật giáo Đại thừa Việt Nam Thích Tâm Châu dịch sang tiếng Việt. Kinh Di Lặc hạ sinh là bản kinh thuyết giảng về việc Phật Di Lặc hạ sinh, đắc đạo thành Phật.

Kinh Di Lặc là gì?
Kinh Di Lặc là gì?

>> Xem thêm: Ý nghĩa của việc nằm mơ thấy Phật Di Lặc

Vài nét về Phật Di Lặc

Phật Di Lặc, hay còn được gọi là Phật cười theo tín ngưỡng Phật giáo ở Việt Nam và Trung Quốc, Ngài là biểu tượng cho sự hạnh phúc và sung túc. Theo các bài kinh, Phật Di Lặc sẽ là vị Phật tại thế ở Trái Đất, kế thừa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để giảng dạy Phật pháp và giáo hoá chúng sanh. Bồ Tát Di Lặc hiện đang giáo hoá tại cõi trời Đâu Suất và sẽ xuất hiện trên Trái Đất vào khoảng mười triệu năm nào, vào thời điểm mà Phật pháp đã bị lãng quên.

Hình ảnh của Phật Di Lặc thường được mô tả với dung mạo vui vẻ, luôn tươi cười. Dáng người khoẻ mạnh, tròn trịa, đi chân đất. Phật Di Lặc luôn mang một nụ cười hoan hỉ, tấm lòng bao dung độ lượng. Khi khất thực ai cho gì cũng tươi cười nhận lấy, nhưng khi gặp trẻ con Ngài liền đem tặng hết cho chúng với lòng từ bi và vui vẻ.

Tranh trúc chỉ Phật Di Lặc
Kinh Di Lặc là gì?

Xem các mẫu tranh trúc chỉ Phật giáo của DecorNow hợp phong thuỷ:

Nội dung kinh Di Lặc hạ sinh

Nội dung sau đây được trích từ quyển Di Lặc hạ sinh thành Phật kinh do Trưởng lão Hoà thượng Phật giáo Đại thừa Việt Nam Thích Tâm Châu dịch sang tiếng Việt.

Nghi thức tụng kinh Di Lặc hạ sinh

Mật Niệm

( Thắp đèn đốt hương, toàn thể đúng ngay ngắn, chắp tay để ngang ngực, mật niệm)

Tịnh pháp giới chân ngôn

Úm lam sa ha (3 lần)

Lục tự đại minh chân ngôn

Úm ma ni bát di hồng (3 lần)

(Vị chủ lễ quỳ thẳng, cầm 3 cây hương, dâng ngang trán, đọc bài nguyện hương)

Nguyện Hương

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương.

Phảng phất khắp mười phương,

Cúng dường ngôi Tam bảo.

Thề trọn đời giữ đạo,

Theo tự tánh làm lành.

Cùng pháp giới chúng sinh,

Cầu Phật từ gia hộ:

Tâm Bồ đề kiên cố,

Xa bể khổ nguồn mê,

Chóng quay về bờ giác.

Kỳ Nguyện

Nay ngày khánh hỷ, đệ tử chúng con, đứng trước Phật đài, chí thành đỉnh lễ, trì tụng kinh chú, xưng tán Từ tôn, kính mong mười phương Tam bảo, Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long Hoa giáo chủ Di Lặc Tôn Phật, Cực Lạc Giáo Chủ A Di Đà Phật, Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Chư Tôn Bồ tát, Chư Hiền Thánh Tăng, từ bi gia hộ:

Đệ tử chúng con thân tâm thanh thái, nghiệp chướng tiêu trừ, thường được an lành, xa lìa khổ ách. Tâm bồ đề kiên cố, chí tu học vững vàng. Tự giác, giác tha, giác hành viên mãn. Phật pháp trường tồn, tuệ đăng thường chiếu, thế giới thanh bình chúng sinh an lạc. Bốn sinh đều lợi, ba cõi cùng nhờ. Pháp giới chúng sinh, cùng thành Phật đạo.

Tán Phật

Đấng Pháp Vương vô thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng.

Thầy dạy khắp trời người

Cha lành chung bốn loại.

Quy y trọn một niệm

Dứt sạch nghiệp ba kỳ.

Xưng dương cùng tán thán

Ức kiếp không cùng tận.

Quán Tưởng

Phật chúng sinh tánh thường rỗng lặng

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn

Lưới đế châu ví đạo tràng

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.

Đảnh Lễ

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện, vị lai thập phương chư Phật, tôn pháp, hiền thánh tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Sa bà Giáo chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long Hoa giáo chủ, đương lai hạ sanh Di Lặc tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lỵ Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp chư tôn Bồ Tát, Đạo tràng hội thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh đại hải chúng Bồ Tát. (1 lạy)

Trì Tụng

Cành dương nước tịnh

Rưới khắp tam thiên.

Tính không tám đức

Lợi lạc nhân thiên.

Thấm nhuần pháp giới

Tịnh nghiệp tăng diên.

Phúc sinh tội diệt

Lửa hóa hồng liên.

Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát ma ha tát (3 lần)

Tụng Chú Đại Bi

Nam Mô Đại Bi Hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần)

Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni

  1. Nam mô hắc ra đát na, đá ra dạ da.
  2. Nam mô a rị da
  3. Bà lô Yết đế thước bát ra da
  4. Bồ đề tát đỏa bà da.
  5. Ma ha tát đỏa bà da
  6. Ma ha ca lô ni ca da.
  7. Án
  8. Tát bàn ra phạt duệ
  9. Số đát na đát tỏa.
  10. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
  11. Bà lô Yết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
  12. Nam mô na ra cẩn trì
  13. Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
  14. Tát bà a tha đậu du bằng
  15. A thệ dựng.
  16. Tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà đà
  17. Ma phạt đặc đậu
  18. Đát điệt tha, Án
  19. A bà lô hê
  20. Lô ca đế
  21. Ca ra đế.
  22. Di hê rị
  23. Ma ha bồ đề tát đỏa
  24. Tát bà tát bà
  25. Ma ra ma ra
  26. Ma hê ma hê, rị đà dựng.
  27. Câu lô câu lô kiết mông
  28. Độ lô độ lô phạt xà da đế
  29. Ma ha phạt xà da đế.
  30. Đà ra đà ra
  31. Địa rị ni
  32. Thất Phật ra da
  33. Giá ra giá ra.
  34. Ma mạ phạt ma ra
  35. Mục đế lệ
  36. Y hê y hê
  37. Thất na thất na.
  38. A ra sâm Phật ra xá lợi
  39. Phạt sa phạt sâm
  40. Phật ra xá da.

*

  1. Hô lô hô lô ma ra
  2. Hô lô hô lô hê rị
  3. Ta ra ta ra.
  4. Tất rị tất rị
  5. Tô rô tô rô
  6. Bồ đề dạ, bồ đề dạ.
  7. Bồ đà dạ, bồ đà dạ
  8. Di đế rị dạ
  9. Na ra cẩn trì
  10. Địa rị sắt ni na.
  11. Ba dạ ma na
  12. Ta bà ha
  13. Tất đà dạ
  14. Ta bà ha.
  15. Ma ha tất đà dạ
  16. Ta bà ha.
  17. Tất đà du nghệ
  18. Thất bàn ra dạ
  19. Ta bà ha.
  20. Na ra cẩn trì
  21. Ta bà ha.
  22. Ma ra na ra
  23. Ta bà ha.
  24. Tất ra tăng a mục khư da
  25. Ta bà ha.
  26. Ta bà ma ha, a tất đà dạ
  27. Ta bà ha.
  28. Giả kiết ra a tất đà dạ
  29. Ta bà ha.
  30. Ba đà ma kiết tất đà dạ
  31. Ta bà ha.
  32. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ
  33. Ta bà ha.
  34. Ma bà rị thắng yết ra dạ
  35. Ta bà ha.
  36. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
  37. Nam mô a rị da
  38. Bà lô kiết đế
  39. Thước bàn ra dạ
  40. Ta bà ha.
  41. Án tất điện đô
  42. Mạn đa ra
  43. Bạt đà dạ.
  44. Ta bà ha.

Sám Nguyện

Đệ tử kính lạy

Đức Phật Thích Ca

Phật A Di Đà.

Thập phương chư Phật

Vô lượng Phật Pháp

Cùng thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp

Nghiệp chướng nặng nề

Tham giận kiêu căng

Si mê lầm lạc.

Ngày nay nhờ Phật

Biết sự lỗi lầm

Thành tâm sám hối

Thề tránh điều dữ

Nguyện làm điều lành.

Ngửa trông ơn Phật

Từ bi gia hộ

Thân không tật bệnh

Tâm không phiền não.

Hằng ngày an vui tu tập

Pháp Phật nhiệm mầu.

Để mau ra khỏi luân hồi

Minh tâm kiến tánh

Trí tuệ sáng suốt

Thần thông tự tại.

Đặng cứu độ các bậc tôn trưởng

Cha mẹ anh em

Thân bằng quyến thuộc

Cùng tất cả chúng sinh

Đồng thành Phật đạo.

Tán Hương

Lò hương vừa đốt

Cõi Phật thơm lây

Chư Phật bốn biển đều xa hay.

Thấu tâm thành này

Chư Phật hiện thân ngay.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát ma ha tát (3 lần)

Chân ngôn sạch nghiệp khẩu

Tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, sa bà ha (3 lần)

Chân ngôn sạch nghiệp thân

Tu đa rị, tu đa rị, tu ma rị, sa bà ha (3 lần)

Chân ngôn sạch ba nghiệp

Úm sa phạt bà phạ, truật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)

Chân ngôn an thổ địa

Nam mô tam mãn đá một đà nẫm, úm độ rô độ rô địa vĩ, sa bà ha. (3 lần)

Chân ngôn phổ cúng dường

Úm nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhật la hộc. (3 lần)

Phát Nguyện Tụng Kinh

Kính lạy tam giới tôn

Quy mệnh mười phương Phật

Con nay phát nguyện rộng

Trì tụng kinh Di Lặc.

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ ba đường.

Nếu ai thấy, nghe được

Đều phát lòng Bồ đề.

Khi hết báo thân này

Dự vào Long Hoa hội.

Nam mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (3 lần)

Kệ Khai Kinh

Pháp Phật cao siêu rất nhiệm mầu

Nghìn muôn ức kiếp dễ hay đâu.

Con nay nghe thấy xin vâng giữ

Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)

Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần)

Nội dung kinh Di Lặc là gì?
Nội dung kinh Di Lặc là gì?

>> Xem thêm: Kinh Cứu Khổ Cứu Nạn Phật Quan Âm – Lợi ích và hướng dẫn niệm kinh

Giảng giải

  1. Chính tôi được nghe, vào một thời kia, Thế Tôn an trụ, trên núi Linh Thứu, thuộc thành Vương Xá. Ngài và một số, chúng Đại Tỳ Kheo, cùng ở nơi này.
  2. Và khi bấy giờ, có bậc đại trí, là Xá Lợi Tử, là bậc pháp tướng, tối cao trong chúng, vì thương thế gian, liền từ tòa ngồi, khoan thai đứng dậy, trễ áo vai hữu, gối hữu quỳ đất, chấp tay cung kính, bạch Thế Tôn rằng: “Kính bạch Thế Tôn, Kính mong Thế Tôn, rủ lòng chấp thuận.”
  3. Đức Phật liền bảo, ông Xá Lợi Tử: “Tùy ông hỏi gì, Ta sẽ giảng giải.”
  4. Ngay lúc bấy giờ, ông Xá Lợi Tử, thỉnh vấn Thế Tôn, bằng lời kệ tụng: “Như kinh đã nói, Đại Sư thụ ký, vị Phật sau này, là ngài Từ Thị. Kính mong Thế Tôn, trùng tụng kinh ấy, và phân biệt rõ, uy đức thần thông, của ngài Từ Thị. Chúng con muốn nghe, về vấn đề ấy.”

*

  1. Đức Phật từ ái, bảo Xá Lợi Tử: “Ông nên chí tâm, lắng nghe cho rõ, Ta sẽ vì ông, nói rộng về việc, Thế Tôn Từ Thị, trong đời sau này.”
  2. Với thế gian ấy, nước nơi biển cả, dần dần cạn đi, xuống đến hai nghìn, ba trăm do tuần, để lộ đất đai, của Chuyển Luân Vương. Nam thiện bộ châu, đất đai ngang dọc, hàng vạn do tuần, và khắp mọi nơi, đã có chúng sinh, an trụ trong đó, đều được sung mãn. Đất nước giàu thịnh, không có hình phạt, không có tai ách. Nam nữ nơi đây, do thiện nghiệp sinh. Đất không có gai, thuần cỏ xanh mềm. Chân bước lên trên, như trên bông mịn. Đất nước tự nhiên, mọc lên lúa hương, mùi vị thơm ngon, tất thảy đầy đủ. Tự nhiên các cây, hóa ra y phục, đủ để trang nghiêm. Mỗi cây cao độ ba vạn câu xa, hoa quả đầy rẫy.

*

  1. Người trong nước ấy, sống tám vạn tuổi, không có tật khổ, không có phiền não, thường an vui. Đức tướng trang nghiêm, sắc lực viên mãn. Nhưng người ta lo, chỉ về ba việc, là lo thức ăn, lo sự suy yếu, lo sự tiện lợi. Về phần nữ giới, mãi năm trăm tuổi, mới kết hôn nhân. Khi người nào đó, muốn đi tiện lợi, đất tự nứt ra, tiện lợi vào đó, đất liền khép lại. Khi sắp mệnh chung, tự mình đi đến, ngay nơi nghĩa trang, thân hóa tại đó. Đô thành Luân Vương, là diệu Chàng tướng. Bề dọc đô thành, mười hai do tuần. Bề rộng của nó, là bảy do tuần. Dân cư trong thành, đều là những người, đã trồng nhân tốt. Thành có thắng đức, ai ở đều vui. Lâu đài các sở, ngăn ngừa kẻ địch, tất cả xây nên, đều bằng thất bảo. Khóa cùng các cửa, cũng dát châu báu. Hòa rãnh quanh thành, làm bằng ngọc quý. Hoa thơm lừng lẫy, chim đẹp liệng bay. Bảy hàng đa la, trồng quang tất cả. Và đều trang nghiêm, bằng các châu báu. Trên mỗi cây ấy, đều treo chuông khánh. Gió hiu hiu thổi, vào các cây báu, diễn ra những tiếng, êm dịu nhiệm mầu, như tấu bát âm, người nghe hoan hỷ. Nơi nào cũng có, ao hồ đẹp mắt, trong đó đầy rẫy, những hoa tạp sắc. Vườn rừng thơm đẹp, thành quách trang nghiêm.

*

  1. Đất nước này có, một vị thánh chủ, tên là Hướng Khư, là Kim luân Vương, cai trị bốn châu, uy lực giàu thịnh. Phúc nghiệp nhà vua, mạnh mẽ vô song. Lại còn cả bốn, thứ loại hùng binh. Mọi thứ thành tựu, đều bằng thất bảo. Nhà vua còn có, một nghìn người con. Bốn biển thanh bình, không có chiến tranh. Chính pháp dạy dân, khuyên đều bình đẳng. Đất nước còn có, bốn kho tàng lớn. Trong mỗi kho tàng, có trăm vạn ức, những thứ trân bảo. Ở Yết Lăng Già, có một kho báu, là Băng Kiệt La. Ở Mật Hy La, có một kho báu, là Bát Trục Ca. Ở nơi Kiền Đà, có một kho báu, Y La bát La. Ở Bà La Tư, có một kho báu, tên là Hướng Khư. Bốn kho báu ấy, thuộc vua Hướng Khư. Do nương nhờ vào, bao phúc nghiệp trước, cho nên ngày nay, quả báo thành tựu.
  2. Nhà vua lại có, phụ quốc đại thần, dòng Bà La Môn, tên là Thiện Tịnh. Ông làm Quốc Sư, là bậc đa văn, hiểu suốt “Tứ Minh”, thông các tạp luận, ham nghe ham học, khéo léo hành trì, lại khéo giáo hóa, và đến những môn, huấn giải thanh minh, ”đều nghiên cứu cả. Và bà Tịnh Diệu, là vợ Thiện Tịnh, vóc dáng đoan nghiêm, ai trông thấy bà, cũng đều hoan hỷ.

*

  1. Nay đức Từ Thị, từ trời Đâu Suất, mượn nơi Tịnh Diệu, mang bào thai người, cho thân sau cùng. Mang thai đại thánh, đầy đủ mười tháng. Một hôm tôn mẫu, của đức Từ thị, thăm vườn Diệu Hoa. Khi đến vườn này, bà không ngồi nằm, đứng vịn cây hoa, bỗng nhiên đản sinh, ra đức Từ Thị.
  2. Khi Từ Thị sinh, từ nơi nách phải, thân mẫu của Ngài, như ánh mặt trời, vượt khỏi mây mờ, phóng ra ánh sáng, chiếu khắp tất cả. Tuy mượn bào thai, nhưng không nhiễm xúc, những cảnh trần tục. Như hoa sen thơm, từ nước mọc lên.
  3. Khi ánh sáng chiếu, tràn lan ba cõi, tất cả mọi nơi, nơi nào cũng đều, kính ngưỡng ánh sáng, của đức Từ Thị. Trong khi đản sinh, Đế Thích Thiên Chủ, tự nâng Bồ Tát, và rất vui mừng, gặp Lưỡng Túc Tôn. Trong thời gian ấy, tự nhiên Bồ Tát, kinh hành bảy bước, trong mỗi bước đi, nở hoa sen báu.
  4. Khi ấy Từ Thị, quan sát mười phương, tuyên cáo chư thiên, và nhân chúng rằng: “ Đây thân tối hậu, đạt tới vô sinh, chứng nhập Niết bàn”.
  5. Sau giờ phút ấy, rồng phun thanh thủy, tắm thân Đại Bi, chư thiên rải hoa, rợp khắp hư không, chư thiên cầm lọng, che Đại Từ Tôn. Ai ai cũng đều, sinh tâm hy hữu, và đều thủ hộ, thân của Bồ Tát.

*

  1. Vú nuôi nâng niu, ẵm thân Bồ Tát. Thấy thân hiện rõ, 32 tướng tốt, đủ mọi ánh sáng. Bà liền trao Ngài, cho thân mẫu Ngài. Người trong hoàng cung, đem xe đến rước. Xe này trạm trổ, trang nghiêm châu báu. Mẹ con lên xe, chư thiên nâng đỡ. Nghìn thứ âm nhạc, trỗi khúc vui mừng, dẫn đạo về cung.
  2. Từ Thị vào thành, hoa trời tung rải. Ngày Ngài đản sinh, thể nữ mang thai, thân được an ổn, đều sinh con trai, thông minh trí tuệ. Tôn phụ Thiện tịnh, nhìn dung nhan con, đủ 32 tướng, tâm sinh hoan hỷ. Rồi ông xem tướng, biết con hai tướng: nếu ở thế gian, làm chuyển luân vương, và nếu xuất gia, thành bậc Chính Giác.
  3. Bồ Tát khôn lớn, thương xót chúng sinh. Chúng sinh ở trong, đau khổ hiểm nạn, và bị luân hồi, không lúc ngừng nghỉ. Thân Ngài sắc vàng, sáng tỏa rực rỡ. Âm thanh của Ngài, như tiếng phạm âm. Mắt Ngài ánh xanh, như hoa sen xanh. Chi thể của Ngài, tám mươi khủy tay, và tướng đoan nghiêm, như mặt trăng tròn.
  4. Đối với Bồ Tát, mọi nghề đều giỏi, lại khéo dạy bảo, những người theo học. Ngay đến trẻ nhỏ, xin theo học Ngài, số người đến cả, tám vạn bốn nghìn.

*

  1. Vào thế gian ấy, Luân Vương Hướng Khư, dụng cờ bảy báu, cờ cao vào cỡ, khoảng bảy mươi tầm, và rộng vào khoảng, độ sáu mươi tầm. Dựng cờ xong rồi, vua phát xả tâm, cho Bà La Môn, lập hội vô già, làm việc bố thí, một cách bình đẳng.
  2. Trong thế gian này, các hàng Phạm Chí, có đến nghìn người, được cờ báu này, tích tắc hư bể. Bồ Tát thấy thế, Ngài tự niệm rằng, sự việc thế tục, đều như thế cả. Đều bị sinh tử, khổ đau ràng buộc. Do đó Ngài liền, nghĩ đến xuất ly. Mong đạo tịch diệt, bỏ tục xuất gia. Xuất gia chứng đạo, cứu vớt chúng sinh, ra khỏi luân hồi, sinh, già, bệnh, chết.
  3. Ngày đức Từ Tôn, hưng khởi đại nguyện, đã có số người, tám vạn bốn ngàn, sinh tâm yếm ly, tu theo phạm hạnh. Đêm mới phát tâm, xả tục xuất gia, Ngài đã chứng được, ngôi đẳng giác địa. Có cây Bồ đề, tên là Long Hoa, cao bốn do tuần, tươi tốt sum sê. Cành lá che rợp, tỏa ra bốn bên, sáu câu lô xá. Từ Thị đại bi, thành ngôi cháng giác, dưới gốc cây này.

*

  1. Đối với loài người, Từ Thị đại bi, là bậc tối thắng, Ngài đủ tám thứ, âm thanh cõi Phạm. Thuyết pháp độ sinh, bỏ các phiền não. Khổ, nơi sinh khổ, tất cả trừ diệt. Tu tám chính đạo, lên bờ Niết Bàn. Ngài vì các hàng, thanh tín nam nữ, nói bốn chân đế. Được nghe pháp rồi, dốc lòng vâng giữ.
  2. Trong vườn Diệu Hoa, chúng họp đông đảo. Đầy đủ quyến thuộc, hàng trăn do tuần. Hướng Khư Luân Vương, nghe pháp thâm diệu, bỏ hết trần lao, tâm thích xuất gia. Không tiếc thứ gì, trong nơi hoàng cung. Chỉ dốc một lòng, mong cầu xuất ly. Và cả quần chúng, tám vạn bốn nghìn, cũng đều theo vua, xuất gia tu đạo. Lại cả trẻ nhỏ, dòng Bà la môn, số đông ắt có, tám vạn bốn nghìn, nghe vua bỏ tục, cũng cầu xuất gia. Cả quan Chủ Tạng, tên là Thiện Tài, và nghìn quyến thuộc, cũng cầu xuất gia. Nàng Tỳ Xá Khư, bảo nữ trong cung, cùng những tùy tùng, tám vạn bốn nghìn, đều cầu xuất gia. Cho đến con số, trên trăm nghìn người, thiện nam, thiện nữ, nghe Phật nói pháp, cũng cầu xuất gia.

*

  1. Ngài là một bực, Thánh chủ từ bi, được người và trời, cung kính tôn trọng. Quán tất cả tâm, của chúng sinh rồi, tuyên diễn pháp yếu. Ngài bảo đại chúng, các vị nên biết, với lòng từ bi, của Phật Thích Ca, đã dạy các vị, tu theo chính đạo, do đó các vị, sinh trong pháp tôi. Với nhân duyên trước, hoặc dùng hương hoa, tràng phan lọng tán, trang nghiêm đẹp đẽ, cúng dường Mâu Ni, nên được sinh vào, pháp hội của Tôi. Hoặc dùng các thứ, uất kim trầm thủy, các loại đất bùn, thơm tho sạch sẽ, dùng để xây cất, và để tô trát, cúng dường vào ngôi, tháp Phật Mâu Ni. Do nhân duyên ấy, sinh trong pháp Tôi. Quy y Phật , Pháp. Tăng, cung kính thân cận, tu mọi thiện hạnh, sẽ được sinh vào, pháp hội của Tôi. Hoặc trong Phật pháp, thọ trì học xứ, khéo giữ không phạm, sẽ được sinh vào, pháp hội của Tôi. Với tứ phương tăng, cúng áo, món ăn, cùng những thuốc tốt, sẽ được sinh vào, pháp hội của Tôi. Trong bốn kỳ chay, hoặc tháng thần thông, thụ trì tám giới, sẽ được sinh vào, pháp hội của Tôi. Hoặc dùng ba thông, như thần cảnh ký, và giới giáo thụ, giáo đạo Thanh Văn, diệt trừ phiền não, để được dự vào, pháp hội Long Hoa.

*

  1. Hội đầu thuyết pháp, độ các Thanh Văn, khỏi phiền não chướng. Số người được độ, chín mươi sáu ức. Hội hai, thuyết pháp, độ các Thanh Văn, qua biển vô minh. Số người được độ, chín mươi bốn ức. Hội ba, thuyết pháp, độ các Thanh Văn, điều phục thiện tâm. Số người được độ, chín mươi hai ức.
  2. Ba lần chuyển pháp, nhân thiên thuần tịnh, đem chúng đệ tử, vào thành khuất thực. Vào Diệu Trành thành, đường xá nghiêm sạch. Trời cúng dường Phật, rải hoa mạn đà, các thiên chúng khác: Tứ vương, Phạm vương . . . , cúng dường hương hoa, quanh thân đại bi. Chư Thiên đức lớn, dâng y phục đẹp. Các vật cúng dường, của các chư thiên, phất phới thành ấp, tràn ngập đường xá. Mục đích các vị, cung kính chiêm ngưỡng, bậc đại y vương, ra đời hóa độ. Hương hoa diệu bảo, khắp chốn, khắp nơi, ai bước chân lên, như bước lên nệm, bông đâu-la-miên. Tràng phan âm nhạc, la liệt bên đường.

*

  1. Vua trời Đế Thích, cùng chúng nhân thiên, tán thán công đức, bậc đại Từ Tôn: Nhất tâm kính lễ, bậc Thiên Thượng Tôn. Nhất tâm kính lễ, bậc Sĩ Trung Thắng. Lành thay Thế Tôn, thương xót thế gian. Có uy đức lớn, làm cho chúng ma, quy tâm đỉnh lễ, tán ngưỡng Đạo Sư. Thiên chúng Phạm vương, quyến thuộc vây quanh, dùng tiếng Phạm Âm, xiển dương diệu pháp.
  2. Trong thế giới này, nhiều A la hán, trừ bỏ lậu nghiệp, lìa hẳn phiền não. Nhân, Thiên, Long Thần, Càn Thát, Tu la, La sát, Dược Xoa. . . hoan hỷ cúng dường.
  3. Đại chúng khi ấy, dứt chướng, trừ hoặc, siêu việt sinh tử, tu hạnh thanh tịnh, đại chúng khi ấy, không ham của báu, vô ngã, ngã sở, tu hạnh thanh tịnh. Đại chúng khi ấy, xé lưới tham ái, tĩnh lự hoàn toàn, tu hạnh thanh tịnh. Đại chúng khi ấy, xé lưới tham ái, tĩnh lự hoàn toàn, tu hạnh thanh tịnh.

*

  1. Thế Tôn Từ Thị, thương xót hữu tình, thuyết pháp độ sinh, trong sáu vạn năm, hóa trăm vạn ức, qua biện phiền não.
  2. Có duyên đều độ, rồi nhập Niết Bàn. Thế Tôn Từ Thị, sau nhập Niết Bàn, chính pháp còn lại, được sáu vạn năm.
  3. Ở trong pháp ta, thâm tâm tín thụ, trong ngày sau này, được gặp Từ Thị. Nếu người thông tuệ, nghe nói việc này, ai không vui mừng, mong gặp Từ Thị. Người cầu giải thoát, gặp hội Long Hoa, cúng dường Tam bảo. Đừng nên phóng dật.
  4. Bấy giờ Thế Tôn, vì Xá Lợi Tử, và cả đại chúng, nói và ghi nhận, sự việc sau này, của đức Từ Thị. sau đó lại bảo, ngài Xá Lợi Tử, nếu có thiện nam, và thiện nữ nào, nghe được pháp này, thụ trì đọc tụng, và vì người khác, diễn nói chính pháp, như nói, tu hành, cúng dường hương hoa, viết chép kinh quyển… thì những người ấy, về đời sau này, quyết định sẽ được, gặp đức Từ Thị, và trong ba hội, nhờ ơn cứu độ.
  5. Khi đức Thế Tôn nói bài tụng rồi, ngài Xá Lợi Tử, và cả đại chúng, hoan hỷ tín thụ, đảnh lễ vâng làm.
Kinh Di Lặc là gì
Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm, An Giang, Việt Nam

Cần chuẩn bị gì để đọc kinh Di Lặc tại gia?

Quý đạo hữu có thể tụng kinh Di Lặc tại nhà theo nội dung bên trên vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Về cơ bản thì tụng kinh Di Lặc không cần phải chuẩn bị quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần tìm một căn phòng yên tĩnh, sạch sẽ. Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể thỉnh tượng Phật Di Lặc về nhà để vừa cầu bình an, hạnh phúc và sung túc cho gia đình, vừa có thể chống lại tà ma, oán khí xâm nhập.

Trước khi tụng kinh Di Lặc, quý đạo hữu cũng cần phải giữ tâm trí thông thoáng, rửa sạch bụi bẩn trên người. Bên cạnh đó, quý Phật tử có thể trang trí góc tụng kinh của mình để vừa thể hiện lòng tôn kính với Phật giáo, vừa có tác dụng về mặt phong thuỷ, mang lại may mắn, thành công trong sự nghiệp.

Kinh Di Lặc là gì?
Kinh Di Lặc là gì?

>> Xem thêm: Hướng dẫn trang trí bàn thờ Phật Di Lặc hợp phong thuỷ 2024

Trang trí góc tụng kinh tại gia với sản phẩm của DecorNow

DecorNow vô cùng hân hạnh khi được nhiều quý Phật tử và sư thầy lựa chọn là đơn vị thiết kế và in tranh trúc chỉ, tranh trang trí cho phòng thờ với chất lượng tốt, thẩm mỹ và uy tín nhất. DecorNow tự tin là thương hiệu hàng đầu trên thị trường nhờ vào các đặc điểm nổi bật như:

  • Công nghệ in mặt tranh độc quyền với ánh sáng nổi tạo chiều sâu và độ sắc nét cao giúp gian thờ nhà bạn trở nên ấm áp hơn. Có thể tự tin cam kết sử dụng tranh từ 10 – 20 năm mà vẫn giữ được màu tranh hoàn hảo.
  • Khung tranh được làm từ chất liệu PE Composite vô cùng cao cấp, độ dày trên khung tranh mỏng nhất thị trường giúp dễ dàng treo và bảo quản tranh.
  • Hệ thống đèn LED V3 giúp tiết kiệm điện năng lên đến 80%. Trong quá trình sử dụng không sản sinh tia cực tím.
  • Sản phẩm có thể chống va đập, ẩm mốc và mối mọt rất tốt.
  • Kết nối với thiết bị thông minh để có thể bật/tắt từ xa chỉ bằng điện thoại. Có thể hẹn lịch bật/tắt đèn, điều chỉnh cường độ sáng với nhiều mức khác nhau.

Xem thêm các mẫu sản phẩm tranh đèn phòng thờ của DecorNow:

Kết luận

Kết thúc bài viết Kinh Di Lặc là gì? Hướng dẫn tụng kinh Di Lặc hạ sinh, hy vọng bạn đã nhận được các thông tin hữu ích về kinh Di Lặc để hiểu hơn và tụng kinh tại nhà. DecorNow xin chúc quý đạo hữu thật nhiều sức khoẻ và được Đức Phật phù hộ bình an.

Nếu quý khách vẫn chưa có các vật phẩm trang trí phòng thờ, hãy ghé cửa hàng tranh trang trí phòng thờ của DecorNow. Nếu vẫn chưa rõ nên treo tranh như thế nào, hãy liên hệ với chúng tôi với các thông tin bên dưới. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của DecorNow sẽ sẵn sàng hỗ trợ quý khách.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *