Xá lợi là gì? Nguồn gốc hình thành xá lợi trong Phật giáo

Xá lợi là gì? Nguồn gốc hình thành xá lợi trong Phật giáo

Xá lợi là gì? Xá lợi được ghi nhận sinh ra sau khi một vị cao tăng viên tịch. Nguồn gốc của xá lợi là gì và vì sao chỉ được hình thành ở những vị sư? Cùng DecorNow giải nghĩa xá lợi là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả từ xá lợi Phật cho đến xá lợi của các vị cao tăng đắc quả.

Xá lợi là gì?

Nguồn gốc của xá lợi là gì?

Xá lợi là gì? Xá lợi hay còn gọi là xá lị, là những hạt nhỏ có hình dạng viên tròn khá giống ngọc trai và pha lê, cứng như kim cương. Các hạt xá lị được hình thành sau khi hoả táng các vị cao tăng Phật giáo sau khi viên tịch. Thường được lưu giữ lại với mục đích thờ cúng, tưởng nhớ và chiêm bái. Người ta quan niệm rằng những vị sư nào tu hành đạt đến chứng quả A La Hán thì khi hoả táng mới tạo ra xá lị. Thêm vào đó, xá lị cũng được tin là có khả năng xua đuổi tà ma, quỷ dữ.

Theo kinh sách, sau khi Đức Phật nhập cõi Niết bàn, các đệ tử đã hoả táng Ngài. Sau khi hoả táng, xuất hiện rất nhiều viên tròn to nhỏ và óng ánh. Họ đếm được cả thảy 84.000 viên xá lị khác nhau, được đụng vào 8 hộc và 4 đấu và chia cho các nước để lưu giữ và thờ cúng. Theo tín ngưỡng Phật giáo, xá lị được xem là động lực để các nhà tu hành tích cực tu tập, hành thiền. Xá lị được coi là một bảo vật quý báu của Phật giáo.

Ngoài ra, xá lợi không chỉ là những viên tròn xuất hiện sau khi hoả táng, xá lợi là những gì còn lại của một người sau khi viên tịch. Xá lợi ngoài các viên nhỏ tròn, hay được gọi là ngọc xá lợi còn có các loại xá lợi khác như xá lợi răng, xá lợi tim…

Các loại xá lợi

  • Xá lợi Phật: Xá lợi Phật được hình thành ngay sau nghi lễ hoả táng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Có tất cả 84.000 viên xá lợi với hào quang mạnh mẽ. Xá lợi Phật hiện nay được cất giữ và lưu trữ rất cẩn thận ở những nơi trang nghiêm, hạn chế trưng bày nơi đông người. Vì thế rất ít người được diện kiến, chiêm bái xá lợi của Đức Phật.
  • Xá lợi của các vị tu hành: Xá lợi của các vị tu hành được hình thành sau nghi lễ hoả táng của các vị cao tăng có tấm lòng từ bi, đã chứng quả A La Hán. Xá lợi có hình dáng, màu sắc và kích thước khác nhau tuỳ thuộc vào đạo hạnh của những người tu hành.
Xá lợi là gì?
Xá lợi là gì?

>> Xem thêm: Hữu duyên là gì? Thế nào là hữu duyên trong Phật giáo

Nguyên nhân hình thành xá lợi là gì?

Hình thành do thói quen ăn chay

Người ta suy đoán rằng, do các nhà sư có thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn các chất xơ và chất khoáng có trong thực vật. Vì thế trong quá trình tiêu hoá đã tạo ra các muối phosphate và cacbonat. Những tinh thể muối đó tích luỹ dần trong cơ thể, do đó sau khi hoả táng tạo ra xá lị.

Tuy nhiên, đã có một số ý kiến không đồng tình. Họ đã đưa ra câu hỏi vì sao có những người ăn thuần chay mặc dù không theo đạo Phật, sau khi hoả táng thi hài của họ lại không sinh ra xá lị như các vị cao tăng. Điều này dẫn đến các giả thuyết khác về sự hình thành xá lị.

Nguyên nhân hình thành xá lợi là gì?
Nguyên nhân hình thành xá lợi là gì?

Hình thành do bệnh lý

Một số nhà khoa học đã cho rằng, xá lợi có thể đến từ bệnh lý như sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang… Tuy nhiên, đây là giả thuyết bị nhiều người bác bỏ nhất vì tính thiếu hợp lí của nó. Các viên sỏi thận, sỏi mật không có hình dạng và độ cứng đặc trưng như ngọc xá lợi, thêm vào đó xá lợi còn có nhiều màu sắc lấp lánh. Ngoài ra, xá lợi không chỉ có ngọc xá lợi mà còn có xá lợi tim, xá lợi răng… là những xá lợi mà bệnh lý như sỏi thận không thể giải thích được.

Mặt khác thì sỏi mật, sỏi thận là một chứng bệnh mà con người mắc phải do sức khoẻ yếu. Tuy nhiên đây là những vị sư với sức khoẻ dồi dào, tuổi thọ rất cao. Thậm chí đi khám cũng không phát hiện bất kỳ chứng bệnh gì, nhưng thi thể của họ sau khi hoả táng lại sinh ra xá lợi. Giả sử, các vị cao tăng có nhiều viên sỏi cứng như kim cương trong người sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể dẫn đến bệnh tật. Tuy nhiên, các vị sư chỉ viên tịch vì bệnh tuổi già.

Tham khảo các mẫu tranh trúc chỉ của DecorNow với các hoạ tiết liên quan đến Phật giáo cực kỳ NỔI BẬT:

Hình thành do quá trình tu tập và hành thiền

Theo tín ngưỡng Phật giáo, xá lợi được hình thành do quá trình tu tập và hành thiền của các thầy đã tu chứng quả A La Hán. Ngoài ra, cũng có một quan điểm rằng xá lợi tượng trưng cho đức hạnh và lòng từ bi. Lúc còn sống, người đó làm nhiều việc thiện, tích cực tu tập tạo ra công đức, phát tâm thì sau khi viên tịch sẽ tạo ra xá lợi.

Khoa học giải thích sự hình thành xá lợi

Trong vài chục năm gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, theo dõi và lý giải các chủ đề xoay quanh sự hình thành của xá lị. Có ba nhà khoa học vật lý Holden, Phakey và Clement thuộc đại học Monash, Úc đã trình bày rằng xá lị có thể được hình thành do quá trình tinh thể hoá xương khi hoả táng. Các xá lị được hình thành có hình dạng khác nhau khi gặp nhiệt độ thích hợp.

Họ đã theo dõi quá trình tinh thể hoá xương đùi của những người với độ tuổi từ 1 – 97 tuổi trong khoảng 200 – 1600 độ C trong các khoảng thời gian khác nhau từ 2, 12, 18 và 24 giờ. Qua đó, họ nhận thấy quá trình tinh thể hoá xương xuất hiện từ 600 độ C với các hình thù không đều và nhỏ. Khoảng 1.000 – 1.400 độ C thì các viên tinh thể thành các khối lớn hơn và bắt đầu tan chảy khi nhiệt độ đạt 1.600 độ C.

Như vậy với điều kiện nhiệt độ hoả táng thích hợp, xá lị có thể được hình thành do các chất khoáng có trong xương người. Với cách lí giải này đã kết hợp ý kiến giữa ăn chay, hành thiền và hoả táng ở nhiệt độ thích hợp đã tạo ra các hạt xá lị.

Tuy nhiên, về tỉ lệ kết hợp giữa ba yếu tố này vẫn chưa được chắc chắn. Bên cạnh đó, không chỉ có các hạt xá lị mà trên thế giới hiện nay còn có xá lị tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức, hay xá lị toàn thân… không thể giải thích theo cách này. Do đó, xá lị cho đến nay vẫn là điều bí ẩn chưa có lời giải đáp chính xác.

Xá lợi của cố Đại sư Tinh Vân tại Trung Quốc
Xá lị của cố Đại sư Tinh Vân tại Trung Quốc

Các xá lị có thật hiện nay

Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Bao gồm 84.000 hạt xá lị lấp lánh ánh hào quang đầy đủ kích thước, được các đệ tử đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu sau khi kết thúc nghi lễ hoả táng. Trước đây, có nhiều người không theo Phật giáo cho rằng đây chỉ là câu truyện truyền thuyết, xá lị Phật không có thật. Tuy nhiên mãi đến 1898 thì ông William Claxton Peppé, một người Pháp, tiến hành khảo cổ ở khu vực Piprahwa (thuộc Ấn Độ) tìm thấy một cái hộp bằng đá khá lớn.

Khi ông mở ra xem, bên trong đó có hai chiếc bình bằng đá chứa những hạt xá lị bên trong đó. Bình đá nhỏ hơn có hình cầu với nửa phần trên có hình tay cầm, khắc niên đại của vua Asoka và nội dung: “Đây là xá lị của Đức Phật. Phần xá lị này do bộ tộc Shakya, nước Shravasti phụng thờ”. Hai chiếc bình chứa đầy xá lị này đã chứng minh rằng xá lị Phật có tồn tại.

Bên cạnh các ngọc xá lị Phật, còn có xá lị răng Phật đang được thờ tại Sri Lanka, hay xá lị xương cũng đang được thờ cúng ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, xá lị Phật rất hiếm và không nhiều người được thấy.

Xá lợi Phật tại Ấn Độ
Xá lợi Phật tại Ấn Độ

>> Xem thêm: Kinh Cứu Khổ Cứu Nạn Phật Quan Âm

Xá lị các vị cao tăng

  • Năm 1963 tại Việt Nam, Hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để chống lại chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Mỹ Diệm. Sau đó thi hài của ông được mang đi hoả táng, nhưng trái tim không bị thiêu cháy mà vẫn còn mềm, nóng sau đó nguội dần và cứng lại. Biến thành một viên xá lị lớn, màu nâu sẫm. Vào khoảnh khắc đó có đến 100 đệ tử tận mắt chứng kiến trong nghi thức hoả táng đó. Hiện tại xá lị tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức đang được lưu trữ trong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vào thời vua Lý Thái Tông năm 1034 tại Việt Nam có hai nhà sư là Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm. Hai vị sau khi viên tịch đã để lại các viên xá lị, nhưng viên này được nhà vua mang đi thờ tại chùa Trường Thánh.
  • Tại chùa Đậu có xá lị toàn thân của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Tại chùa Tiêu thờ nhục thân bất hoại của thiền sư Như Trí.
  • Năm 2022 tại Việt Nam, các vị sư thầy cung thỉnh xá lị của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Xá lị của thiền sư được các thầy chia thành sáu phần đựng trong sáu hũ gốm.
  • Tại Singapore năm 1990, vị cao tăng Hoằng Huyền pháp sư sau khi viên tịch, người ta đã tìm được 480 hạt xá lị.
  • Năm 1991 tại Trung Quốc, sau khi hoả táng thi thể của phó Hội trưởng hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn, người ta đếm được tất cả 11.000 hạt xá lị. Xác lập kỷ lục thế giới về những trường hợp có xá lị được ghi nhận.
  • Gần đây nhất vào năm 2023, cố Đại sư Tinh vân tại Trung Quốc sau khi viên tịch đã để lại các viên xá lị to nhỏ khác nhau với nhiều màu sắc.
Xá lợi tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức
Xá lợi tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Lựa chọn các mẫu bài vị thờ gia tiên của DecorNow được ưa chuộng nhiều nhất:

Kết luận

Sau khi kết thúc bài viết Xá lợi là gì? Nguồn gốc hình thành xá lợi trong Phật giáo, DecorNow hy vọng bạn đã hiểu hơn về xá lợi là gì và nguồn gốc hình thành xá lợi. Nếu quý khách vẫn chưa có các vật phẩm trang trí phòng thờ, hãy ghé cửa hàng của DecorNow tại đây. Quý khách cần hỗ trợ tư vấn, thông tin liên hệ bên dưới sẽ giúp ích cho gia chủ.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *