Nhập niết bàn là gì? Ý nghĩa niết bàn trong Phật giáo

Nhập niết bàn là gì? Ý nghĩa niết bàn trong Phật giáo

Nhập niết bàn là gì? Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua cụm từ này khi tìm hiểu về Phật pháp. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết rõ về khái niệm này chưa? Cùng DecorNow tìm hiểu ngay khái niệm niết bàn, những hình thức và ngày Đức Phật nhập niết bàn có ý nghĩa gì.

Nhập niết bàn là gì?

Nhập niết bàn là mục tiêu cuối cùng của con đường tu hành trong Phật giáo, chấm dứt sự luân hồi sinh lão bệnh tử. Tam độc sẽ chấm dứt và tâm trí chúng sanh sẽ chuyển sang trạng thái thanh tịnh, bình yên, chấm dứt muộn phiền sầu đau. Một khi đã nhập niết bàn, con người sẽ có thể giải thoát khỏi đau khổ, rời bỏ cuộc sống phàm trần để về đến cõi an lạc.

Nhập niết bàn là gì?
Nhập niết bàn là gì?

>> Xem thêm: Bát nhã là gì? Vai trò quan trọng trong Phật giáo

Có những hình thức nhập niết bàn nào?

  • Niết bàn hữu dư y: Là trạng thái mà con người đạt đến cảnh giới gạt bỏ muộn phiền, vọng tưởng. Tuy nhiên, trong thâm tâm vẫn còn những nghiệp báo dư thừa.
  • Niết bàn vô dư y: Là trạng thái con người đã gạt bỏ muộn phiền và hoàn toàn không còn nghiệp báo từ kiếp trước.
  • Niết bàn tự tánh: Là trạng thái vốn có, không cần tu tập cũng đạt được.
  • Niết bàn vô trụ xứ: Là trạng thái khi chư vị Bồ Tát giác ngộ, giáo hoá chúng sanh trong lục đạo.

Ý nghĩa của nhập niết bàn là gì trong Phật giáo?

Theo Phật giáo, đạt được niết bàn không phải là chấm dứt sinh mạng hiện có của bản thân. Niết bàn là điểm kết thúc, nhưng đồng thời cũng là điểm khởi đầu. Kết thúc sự đau khổ của vòng luân hồi sinh lão bệnh tử và bắt đầu một khởi đầu mới, đó chính là thoát khỏi lục đạo luân hồi. Đó chính là cảnh giới cao nhất của mọi chúng sanh, Phật tử khi hướng đến cõi trời an lạc và thọ mệnh dài lâu.

Trong cuộc sống, việc đạt được cảnh giới niết bàn rất khó. Chúng sanh phải dựa vào những triết lý Phật giáo, những lời dạy được ghi chép trong kinh điển để rửa sạch trí óc, tu tập và làm nhiều việc thiện. Bên cạnh đó, con người cần kiểm soát tâm trí, điều tiết những luồng suy nghĩ trong đầu, giữ bản thân bình tâm để tránh xa những cám dỗ, sa đoạ, ác nghiệp sân si.

Ý nghĩa của nhập niết bàn là gì trong Phật giáo?
Ý nghĩa của nhập niết bàn là gì trong Phật giáo?

Tham khảo các mẫu bài vị hợp phong thuỷ cầu bình an của DecorNow:

Ngày Đức Phật nhập niết bàn

Theo kinh điển Phật giáo ghi chép lại, vài ngày rằm tháng 2 năm 544 TCN, Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn tại Câu Thi Na. Tại đây, Ngài đã giảng pháp cho các đệ tử lần cuối. Luôn căn dặn đệ tử phải theo chánh pháp và tự thắp sáng con đường mà bản thân đi. Sau đó Đức Phật nhập niết bàn trong tư thế nằm nghiêng phải, đầu gối lên tay phải, chân trái áp lên chân phải, tay trái duỗi thẳng trong tâm thế chánh niệm.

Dù đã nhập niết bàn nhưng những gì Ngài để lại cho chúng sanh là vô cùng to lớn, giúp chúng sanh có thể học hỏi và tu tập theo công hạnh và sự giác ngộ của Đức Phật. Chính vì thế, rằm tháng 2 Âm lịch hằng năm, Phật tử tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật nhập niết bàn để tán thán công đức và hạnh nguyện của Ngài.

Nên làm gì trong ngày kỷ niệm nhập niết bàn của Đức Phật?

Trong ngày này, chúng ta có thể thực hiện các hình thức tu tập như ăn chay, đến lễ chùa tham gia các buổi thuyết giảng Phật pháp, tụng kinh. Nếu không có nhiều thời gian để cân bằng công việc trong cuộc sống và viếng chùa, các bạn có thể lựa chọn việc tụng kinh tại nhà. Tụng kinh không nhất thiết phải đến chùa, chỉ cần có một tấm lòng thành kính với Đức Phật Thích Ca thì tụng kinh tại nhà là vô cùng phù hợp với những người có nhiều bận rộn.

Việc tụng kinh tại nhà nên lựa chọn một không gian yên tĩnh, trang trọng. Tốt nhất cho gia chủ là tụng kinh tại phòng thờ. Đây là nơi tâm linh trong nhà kết nối hai thế giới với nhau. Chính vì thế khi tụng kinh tại không gia thờ cúng, những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ dễ dàng đến được với chư Phật, Bồ Tát cầu bình an và sự che chở cho mọi thành viên trong gia đình.

Nên làm gì trong ngày kỷ niệm nhập niết bàn của Đức Phật?
Nên làm gì trong ngày kỷ niệm nhập niết bàn của Đức Phật?

DecorNow – Nơi thỉnh tranh trang trí phòng thờ chất lượng nhất thị trường

DecorNow là sự lựa chọn đúng đắn để gia chủ trang trí không gian trong nhà. Chúng tôi là đơn vị chuyên thiết kế và cung cấp các sản phẩm tranh trang trí từ tranh trúc chỉ phòng thờ với các hoạ tiết Phật giáo, bài vị thờ cúng cho đến tranh đèn hiện đại. DecorNow tự hào được VTV và HTV đưa tin là thương hiệu uy tín và sản phẩm đáng tin dùng. Cùng với hàng chục nghìn sản phẩm đã cung cấp cho nhiều gia đình, chùa…

Vì sao nên chọn tranh trang trí góc tụng kinh tại DecorNow? Đường nét được in rõ ràng, không bị phai, có thể sử dụng rất lâu mà không bị mất chữ, phai màu. Mặt tranh, lưng và khung tranh có độ cứng và độ bền rất tốt. Đối với tranh trúc chỉ, màu sắc của tranh trúc chỉ có màu vàng, tạo ra cảm giác ấm áp cho gian thờ. Với tranh đèn hiện đại, màu sắc vừa phải, nhẹ nhàng không quá gắt.

Các sản phẩm của DecorNow có những đặc điểm nổi bật như:

  • Công nghệ in mặt tranh độc quyền với ánh sáng nổi tạo chiều sâu và độ sắc nét cao giúp gian thờ nhà bạn trở nên ấm áp hơn. Chúng tôi có thể tự tin cam kết sử dụng tranh từ 10 – 20 năm mà vẫn giữ được màu tranh hoàn hảo.
  • Khung tranh được làm từ chất liệu PE Composite vô cùng cao cấp, độ dày trên khung tranh mỏng nhất thị trường giúp dễ dàng treo và bảo quản tranh.
  • Hệ thống đèn LED V3 giúp tiết kiệm điện năng lên đến 80%. Trong quá trình sử dụng không sản sinh tia cực tím.
  • Sản phẩm có thể chống va đập, ẩm mốc và mối mọt rất tốt.
  • Kết nối với thiết bị thông minh để có thể bật/tắt từ xa chỉ bằng điện thoại. Có thể hẹn lịch bật/tắt đèn, điều chỉnh cường độ sáng với nhiều mức khác nhau.

Xem thêm các mẫu tranh trúc chỉ hoa sen của DecorNow nổi bật trong không gian phòng thờ:

Kết luận

Nhập niết bàn không phải là chấm dứt sinh mạng hiện có, mà là vượt qua ải luân hồi sinh lão bệnh tử đầy đau khổ để đến với cõi an lạc và thọ mệnh lâu dài. Sau bài viết, hy vọng bạn đã hiểu nhập niết bàn là gì, ý nghĩa ngày Đức Phật nhập cõi niết bàn và những hoạt động nên làm.

Hãy lựa chọn các sản phẩm trang trí phòng thờ đến từ DecorNow, từ tranh trúc chỉ cho đến các loại bài vị, tranh đèn hiện đại vô cùng phù hợp. Nếu quý khách phân vân, chưa rõ nên lựa chọn các mẫu tranh, kích thước như thế nào cho phù hợp, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của DecorNow sẽ sẵn sàng hỗ trợ mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *