Lễ Vu Lan báo hiếu là gì? Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu 2024

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy ? Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu 2024

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, là ngày tưởng nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Vì ý nghĩa mang tính nhân văn nên ngày này đã trở thành một trong những dịp lễ lớn, được rất nhiều người tham gia. Cùng DecorNow tìm hiểu ngay lễ Vu Lan là ngày nào trong năm 2024 và con cái nên làm gì vào ngày này để báo hiếu cha mẹ.

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy?

Lễ Vu Lan báo hiếu năm 2024 là Chủ Nhật ngày 18/08/2024 Dương lịch tức là ngày 15/7 Âm lịch.

Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

Vu lan (chữ Hán: 盂蘭, bính âm: yúlán), còn được gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Việt Nam, Trung Hoa”. Theo Wikipedia

Lễ Vu Lan là ngày lễ con cái sẽ thể hiện tấm lòng thành kính để biết ơn và báo hiếu với công lao to lớn của cha mẹ. Vào thời điểm này, các chùa sẽ làm lễ và khuyến khích mọi người tham gia. Con cái tham gia lễ chùa, tụng kinh, phóng sinh… nhằm làm phước để cha mẹ được hưởng công đức.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Vu Lan được du nhập rất sớm vào Việt Nam từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã lập đàn cầu siêu cho cha mẹ. Dần dần qua thời gian, Vu Lan dần trở thành ngày lễ lớn không chỉ với các Phật tử mà còn toàn thể dân tộc Việt Nam.

Lễ Vu Lan báo hiếu 2024 là ngày mấy? Ý nghĩa Vu Lan báo hiếu
Lễ Vu Lan báo hiếu 2024 là ngày mấy? Ý nghĩa Vu Lan báo hiếu

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan bắt nguồn từ truyền thuyết khi đệ tử xuất chúng của Đức Phật là Tôn giả Mục Kiều Liên đã cứu mẹ mình thoát khỏi kiếp ngục quỷ.

Câu chuyện bắt đầu khi Đại Đức Mục Kiều Liên đạt đến giác ngộ, ngài đã nhớ đến người mẹ Thanh Đề đã mất của mình, liền dùng mắt thần sau khi giác ngộ để tìm kiếm. Nhưng ngài đã vô cùng đau lòng và bất ngờ khi chứng kiến mẹ của mình bị đày thành ngạ quỷ vô cùng đói khát đi lang thang khắp nơi. Bà đã phải trả giá cho những tội ác gây ra lúc sinh thời.

Vì vô cùng thương xót nên ngài đã hoá phép để dâng cơm đến tận địa ngục cho mẹ. Tuy nhiên, thức ăn vừa đến cổng địa ngục liền hoá thành lửa. Vì không cầm lòng được tình cảnh của đấng sinh thành, ngài cầu cứu Đức Phật. Đức Phật dạy rằng dù có thần thông đến đâu cũng không thể giải cứu cho mẹ khỏi tình cảnh này. Chỉ có một cách duy nhất, đó là dựa vào sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp tứ phương. Vào ngày 15/7 Âm lịch là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng, cúng dường Tam Bảo để tạo công đức cứu mẹ.

Đức Phật cũng dặn rằng, chúng sanh bất kỳ ai nếu muốn báo hiếu cho cha mẹ đều có thể sử dụng cách này. Từ đó trở đi, ngày lễ Vu Lan ra đời và trở nên phổ biến.

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan
Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

Ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu

Ngày lễ Vu Lan hằng năm được tổ chức đều đặn nhằm nhắc nhở con cháu phải biết ơn công lao của đấng sinh thành. Đây là khoảng thời gian ý nghĩa để báo hiếu cho cha mẹ. Báo hiếu ở đây tức là chúng ta phải thể hiện được sự kính trọng, biết ơn, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.

Những hình ảnh đặc trưng trong lễ Vu Lan chính là bông hồng cài trên áo. Hoa màu đỏ là để chúc phúc cho mẹ còn sống. Hoa màu trắng là để cầu nguyện cho người mẹ đã khuất. Hành động cài hoa lên áo là biểu tượng của sự thiêng liêng, cao quý của tình cảm gia đình.

Xem thêm: Kinh Vu Lan báo hiếu cha mẹ – Nội dung và ý nghĩa

Các hoạt động ý nghĩa nên làm trong lễ vu lan năm 2024

Dịp lễ vu lan là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính của mình đối với bậc cha mẹ, tổ tiên của mình. Nhưng mà bạn có biết cần phải làm gì để thể hiện được sự biết ơn không. Hãy cùng Decornow tham khảo một số hoạt động sau đây.

Thực hiện nghi thức “Bông cài áo”

Nghi thức “Bông cài áo” được thực hiện vào ngày lễ Vu Lan và sẽ tổ chức tại chùa. Những ai may mắn còn ba còn mẹ sẽ được các sư thầy cài bông hồng màu đỏ và bông hồng màu trắng là dành cho những người mà cha mẹ đã từ trần. Đây là một nghi thức trang trọng và đầy ý nghĩa. Thể hiện đạo hiếu, nhắc nhở chúng ta phải luôn biết quý trọng những khoảng khắc được ở bên ba mẹ. Đừng để ba mẹ mất rồi thì mới biết quý trọng.

Nghi thức "Bông cài áo"
Nghi thức “Bông cài áo”

Lên chùa cầu an cho ba mẹ vào dịp lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Mục Kiển Liên cứu mẹ trong kinh Phật. Chính vì vậy, đây là dịp đặc biệt ý nghĩa để cùng gia đình lên chùa đi cầu an, cầu sức khỏe cho cha mẹ, gia đình của mình. Cùng nhau gắn kết tăng thêm tình cảm gia đình.

Lên chùa cầu an cho ba mẹ
Đây là dịp đặc biệt ý nghĩa để cùng gia đình lên chùa đi cầu an, cầu sức khỏe cho cha mẹ, gia đình của mình

Chuẩn bị mâm cúng lễ Vu Lan 2024

Chuẩn bị mâm cúng cho ông bà tổ tiên là một truyền thống lâu đời được truyền lại cho đến nay vào dịp Vu Lan. Tuỳ theo phong tục của mỗi gia đình mà sẽ là mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn, những món ăn theo đó cũng khác tuỳ vào từng điều kiện kinh tế. Không quan trọng mâm cúng phải cao sang với thật nhiều món ăn ngon, chỉ cần đầy đủ cùng với tấm lòng thành thật sự biết ơn với ông bà, cha mẹ tổ tiên của mình.

Ăn chay tích đức vào tháng Vu Lan

Ăn chay trong tháng Vu Lan là một truyền thống tốt đẹp đã được lưu giữ từ lâu đời của người Việt Nam. Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, đồng thời cũng là cách để tu tập đạo đức và gieo duyên lành cho bản thân và gia đình.

Ăn chay tích đức vào tháng Vu Lan
Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, đồng thời cũng là cách để tu tập đạo đức và gieo duyên lành cho bản thân và gia đình.

Viếng thăm, chăm sóc mộ tổ tiên

Không phải cứ đến ngày Tết Thanh Minh thì mới đi viếng thăm chăm sóc mộ tổ tiên. Mà lễ Vu Lan còn là dịp để đi viếng thăm mộ của tổ tiên. Thứ nhất là hướng đến cội nguồn của mình. Thứ hai là bày tỏ lòng thành kính của mình đối với họ.

Viếng thăm, chăm sóc mộ tổ tiên
Viếng thăm, chăm sóc mộ tổ tiên

Làm việc thiện nguyện

Làm việc thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, xua tan ưu phiền. Giúp đỡ những người bất hạnh hơn mình sẽ khiến bạn có cơ hội nhìn lại những gì mình đang có để biết quý trọng sức khỏe, hạnh phúc hơn.

Phóng sanh Rằm tháng 7

Phóng sanh vào dịp lễ Vu Lan đã trở thành một nét đẹp văn hóa Việt Nam. Phóng sanh trong ngày rằm tháng 7 Âm lịch thì phúc đức của bạn thân, gia đình và tổ tiên sẽ tăng lên rất nhiều.

Phóng sanh
Phóng sanh

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu 2024 cần tránh làm gì

Dưới đây là một số điều bạn cần tránh làm trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu.

Không nên sát sanh

Theo quan niệm dân gian, việc sát sanh là một điều không tốt. Đặc biệt là vào ngày Rằm tháng 7 Âm lịch sát sanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên gia đình mình như là làm ăn xui rủi, đau ốm, tổn phước, tổn thọ. Thay vì sát sanh như vậy thì bạn nên ăn chay, phóng sanh và làm việc thiện sẽ giúp phước đức của gia đình tăng lên.

Không nên khai trương cửa hàng, tổ chức cưới hỏi

Tháng 7 là tháng cô hồn, là tháng cửa địa ngục mở ra nên ma quỷ lên trần gian rất nhiều. Chính vì vậy, đây được xem là tháng không được may mắn. Do đó không nên khai trương hay tổ chức cưới hỏi.

Tránh làm những việc xấu

Theo đạo Phật, những người làm việc xấu sẽ bị nghiệp gặp quả báo. Vì thế không riêng là vào Rằm tháng 7 mà trong suốt quãng đời sống hãy nên làm việc thiện tích đức để phước đức dày hơn.

Sau bài viết, DecorNow hy vọng bạn đã hiểu lễ Vu Lan là ngày mấy và ý nghĩa của dịp lễ này trong văn hoá đời sống của người Việt Nam. Đạo làm con, cháu chúng ta cần phải biết quý trọng công lao nuôi dưỡng của bậc sinh thành. Từ đó, cầu chúc cho cha mẹ sớm được giải thoát khỏi khổ đau.

Hãy lựa chọn các sản phẩm trang trí phòng thờ đến từ DecorNow, từ tranh trúc chỉ cho đến các loại bài vị, tranh đèn hiện đại vô cùng phù hợp. Nếu quý khách phân vân, chưa rõ nên lựa chọn các mẫu tranh, kích thước như thế nào cho phù hợp, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của DecorNow sẽ sẵn sàng hỗ trợ mọi thắc mắc của quý khách.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *