Lễ Vu Lan là ngày nào? Ý nghĩa ngày lễ báo hiếu 2024

Lễ Vu Lan là ngày nào? Ý nghĩa ngày lễ báo hiếu 2024

5/5 - (2 bình chọn)

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, là ngày tưởng nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Vì ý nghĩa mang tính nhân văn nên ngày này đã trở thành một trong những dịp lễ lớn, được rất nhiều người tham gia. Cùng DecorNow tìm hiểu ngay lễ Vu Lan là ngày nào trong năm 2024 và con cái nên làm gì vào ngày này để báo hiếu cha mẹ.

Lễ Vu Lan là ngày nào?

Theo truyền thống trong Phật giáo, lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm, rơi vào Chủ Nhật, ngày 18/08/2024 Dương lịch.

Lễ Vu Lan là gì?

Lễ Vu Lan là một trong những dịp lễ lớn trong năm của Phật giáo. Trong ngày này, con cái sẽ thể hiện tấm lòng thành kính để biết ơn và báo hiếu với công lao to lớn của cha mẹ. Vào thời điểm này, các chùa sẽ làm lễ và khuyến khích mọi người tham gia. Con cái tham gia lễ chùa, tụng kinh, phóng sinh… nhằm làm phước để cha mẹ được hưởng công đức.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Vu Lan được du nhập rất sớm vào Việt Nam từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã lập đàn cầu siêu cho cha mẹ. Dần dần qua thời gian, Vu Lan dần trở thành ngày lễ lớn không chỉ với các Phật tử mà còn toàn thể dân tộc Việt Nam.

Lễ Vu Lan là ngày nào?
Lễ Vu Lan là ngày nào?

>> Xem thêm: Lễ Phật Đản 2024 vào ngày nào?

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan bắt nguồn từ truyền thuyết khi đệ tử xuất chúng của Đức Phật là Tôn giả Mục Kiều Liên đã cứu mẹ mình thoát khỏi kiếp ngục quỷ.

Câu chuyện bắt đầu khi Đại Đức Mục Kiều Liên đạt đến giác ngộ, ngài đã nhớ đến người mẹ Thanh Đề đã mất của mình, liền dùng mắt thần sau khi giác ngộ để tìm kiếm. Nhưng ngài đã vô cùng đau lòng và bất ngờ khi chứng kiến mẹ của mình bị đày thành ngạ quỷ vô cùng đói khát đi lang thang khắp nơi. Bà đã phải trả giá cho những tội ác gây ra lúc sinh thời.

Vì vô cùng thương xót nên ngài đã hoá phép để dâng cơm đến tận địa ngục cho mẹ. Tuy nhiên, thức ăn vừa đến cổng địa ngục liền hoá thành lửa. Vì không cầm lòng được tình cảnh của đấng sinh thành, ngài cầu cứu Đức Phật. Đức Phật dạy rằng dù có thần thông đến đâu cũng không thể giải cứu cho mẹ khỏi tình cảnh này. Chỉ có một cách duy nhất, đó là dựa vào sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp tứ phương. Vào ngày 15/7 Âm lịch là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng, cúng dường Tam Bảo để tạo công đức cứu mẹ.

Đức Phật cũng dặn rằng, chúng sanh bất kỳ ai nếu muốn báo hiếu cho cha mẹ đều có thể sử dụng cách này. Từ đó trở đi, ngày lễ Vu Lan ra đời và trở nên phổ biến.

Lễ Vu Lan là ngày nào? Nguồn gốc ngày lễ
Lễ Vu Lan là ngày nào? Nguồn gốc ngày lễ

Tham khảo một số mẫu tranh trúc chỉ Phật giáo hợp phong thuỷ treo phòng thờ của DecorNow:

Ý nghĩa lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan hằng năm được tổ chức đều đặn nhằm nhắc nhở con cháu phải biết ơn công lao của đấng sinh thành. Đây là khoảng thời gian ý nghĩa để báo hiếu cho cha mẹ. Báo hiếu ở đây tức là chúng ta phải thể hiện được sự kính trọng, biết ơn, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.

Những hình ảnh đặc trưng trong lễ Vu Lan chính là bông hồng cài trên áo. Hoa màu đỏ là để chúc phúc cho mẹ còn sống. Hoa màu trắng là để cầu nguyện cho người mẹ đã khuất. Hành động cài hoa lên áo là biểu tượng của sự thiêng liêng, cao quý của tình cảm gia đình.

Con cái nên làm gì để báo hiếu cho cha mẹ vào ngày Vu Lan

Chuẩn bị mâm cúng

Chuẩn bị mâm cúng cho ông bà tổ tiên là một truyền thống lâu đời được truyền lại cho đến nay vào dịp Vu Lan. Tuỳ theo phong tục của mỗi gia đình mà sẽ là mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn, những món ăn theo đó cũng khác tuỳ vào từng điều kiện kinh tế. Không quan trọng mâm cúng phải cao sang với thật nhiều món ăn ngon, chỉ cần đầy đủ cùng với tấm lòng thành thật sự biết ơn với ông bà, cha mẹ tổ tiên của mình.

Một số món ăn có thể tham khảo để đặt trên mâm cúng bao gồm:

  • Cháo
  • Gạo
  • Muối
  • Cơm trắng
  • Nước
  • Canh
  • Xôi chè các loại
  • Khoai lang
  • Bỏng ngô
  • Trái cây
  • Bánh
  • Hương
  • Hoa
  • Quần áo vàng mã

Sau khi bày mâm cúng lên có thể đọc bài khấn Vu Lan để cầu cho chư Phật, Bồ Tát, thánh thần, gia tiên về tề tựu phù hộ cho gia đình và ông bà cha mẹ tổ tiên.

Chuẩn bị mâm cúng lễ Vu Lan
Chuẩn bị mâm cúng lễ Vu Lan

>> Xem thêm: Tết Nguyên Tiêu 2024 vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa

Đi lễ chùa

Đây là dịp tốt để con cái dẫn cha mẹ đến lễ chùa tụng kinh, tận hưởng không khí lễ hội, phóng sinh, tham gia thả đèn hoa đăng và các hoạt động cầu bình an khác để làm tạo công đức cho bản thân và cha mẹ của mình.

Ăn chay

Ăn chay tích đức cũng là một hoạt động tu tập phổ biến của Phật tử và những người không theo đạo trong dịp Vu Lan. Việc ăn chay không chỉ phát tâm tạo công đức, mà còn giúp cho sức khoẻ bản thân được cải thiện. Ngoài ra ăn chay giúp xoá bỏ tội lỗi, lòng thanh tịnh và không còn muộn phiền.

Tặng quà cho cha mẹ

Tặng quà cho cha mẹ vào ngày Vu Lan cũng là để báo hiếu và thể hiện lòng biết ơn của bản thân. Những món quà không cần quá cầu kỳ, sang trọng, chỉ cần giúp ích cho cuộc sống cha mẹ đi kèm những lời chúc và lòng thành tâm.

Lễ Vu Lan tại chùa
Lễ Vu Lan tại chùa

>> Xem thêm: Tết Thanh Minh 2024 là ngày nào? Cần chuẩn bị những gì?

Văn khấn lễ Vu Lan

Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Xem thêm các mẫu tranh đèn hiện đại trang trí phòng thờ hợp phong thuỷ cầu bình an của DecorNow:

Kết luận

Sau bài viết, DecorNow hy vọng bạn đã hiểu lễ Vu Lan là ngày nào và ý nghĩa của dịp lễ này trong văn hoá đời sống của người Việt Nam. Đạo làm con, cháu chúng ta cần phải biết quý trọng công lao nuôi dưỡng của bậc sinh thành. Từ đó, cầu chúc cho cha mẹ sớm được giải thoát khỏi khổ đau.

Hãy lựa chọn các sản phẩm trang trí phòng thờ đến từ DecorNow, từ tranh trúc chỉ cho đến các loại bài vị, tranh đèn hiện đại vô cùng phù hợp. Nếu quý khách phân vân, chưa rõ nên lựa chọn các mẫu tranh, kích thước như thế nào cho phù hợp, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của DecorNow sẽ sẵn sàng hỗ trợ mọi thắc mắc của quý khách.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *