Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo - Nguồn Gốc Và Đặc Điểm

Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo – Nguồn Gốc Và Đặc Điểm

Phật giáo, một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, có lịch sử phát triển hơn 2500 năm. Sự phát triển của Phật giáo đã dẫn đến sự hình thành 10 tông phái Phật giáo khác nhau.

Việc chia thành các tông phái này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm sự khác biệt trong cách hiểu và diễn giải giáo lý Phật giáo, sự thích nghi với văn hóa địa phương và những mục đích tu tập khác nhau của các hành giả, nhưng tất cả đều dựa trên những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Trong bài viết này, quý Phật tử hãy cùng DecorNow tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của 10 tông phái Phật giáo.

Nguồn gốc của 10 tông phái Phật giáo

Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5 TCN với sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau khi Đức Phật nhập niết bàn, các đệ tử của Ngài đã tiếp tục truyền bá giáo pháp, dẫn đến sự hình thành của nhiều tông phái khác nhau do sự khác biệt trong cách hiểu và thực hành giáo lý.

Những sự khác biệt này dẫn đến Phật giáo được chia thành hai dòng chính: Phật giáo Đại Thừa và Phật Giáo Tiểu Thừa. Từ hai dòng chính này, 10 tông phái phật giáo khác nhau đã ra đời, mỗi tông phái lại có những đặc trưng và cách tiếp cận giáo lý riêng biệt.

10 tông phái Phật giáo là những tông phái nào?

Trong số 10 tông phái phật giáo nổi bật, chúng ta có thể chia thành 3 nhóm chính: tông phái Phật giáo thuộc Đại Thừa, tông phái Phật giáo thuộc Tiểu Thừa, và tông phái Phật giáo phổ biến trong cả hai hệ phái.

Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo - Nguồn Gốc Và Đặc Điểm
Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo

Tông phái Phật giáo Đại Thừa 

Phật giáo Đại Thừa hay Phật giáo Bắc Tông, còn gọi là Mahayana. Tông phái Phật giáo Đại Thừa được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ I trước công nguyên, phát triển mạnh mẽ ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Các tông phái Phật giáo Đại Thừa chú trọng vào việc cứu độ tất cả chúng sinh và nhấn mạnh vào con đường Bồ Tát.

“Phật giáo Đại thừa đề cao con đường của Bồ Tát phấn đấu để đạt được giác ngộ hoàn toàn (samyaksaṃbuddha) vì lợi ích của tất cả chúng sinh, và do đó còn được gọi là “Bồ tát thừa” (tiếng Phạn: बोधिसत्त्वयान,Bodhisattvayāna)” – Theo Wikipedia.

Phật giáo Đại thừa cho rằng vạn pháp tuy có nhưng thực ra lại là không, vì vạn pháp là hư giải, không thực tướng chính xác. Theo Phật giáo Đại Thừa, sự luân hồi và Niết bàn không phải 2 phạm trù khác nhau, nếu biết cách tu tập có thể đạt được cảnh giới Niết bàn. Phật giáo Đại Thừa bao gồm 6 tông phái Phật giáo phổ biến.

Tịnh Độ Tông

Tịnh Độ Tông là một trong những tông phái lớn nhất của Phật giáo Đại Thừa, phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và các nước Đông Á khác. Tông phái này lấy pháp môn niệm tụng danh hiệu Phật A Di Đà, với mục tiêu được tái sinh về Cõi Tịnh Độ – nơi mà theo quan niệm, sẽ dễ dàng đạt được giác ngộ hơn. 

Kinh điển quan trọng nhất của Tịnh Độ Tông là kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà

  • Kinh Vô Lượng Thọ đề cập tiền thân của Phật A Di Đà khi còn là Pháp Tạng Tỳ Kheo thể nguyền phát 48 lời nguyện tu hành chánh quả.
  • Kinh Quán Vô Lượng Thọ: bàn về phép quán tưởng niệm Phật.
  • Kinh A Di Đà: nói về cảnh giới cực lạc, luận về Vãng Sinh Tịnh Độ.
Tịnh Độ Tông - Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo - Nguồn Gốc Và Đặc Điểm
Theo giáo pháp của Tịnh Độ Tông chép rằng mỗi con người ai cũng có Phật tính, cũng có thể thành Phật

Theo giáo pháp của Tịnh Độ Tông chép rằng mỗi con người ai cũng có Phật tính, cũng có thể thành Phật. Con người vì phải chịu những buồn phiền, đau khổ của thế gian mà nguyện cầu về cõi Tây Phương Cực Lạc và vì tự lực không thể đạt thành nên nguyện cầu tha lực từ Đức Phật A Di Đà.

Thực hiện phép niệm kinh A Di Đà của Tịnh Độ Tông hướng đến việc chế ngự tâm, Phật Tử có thể đọc thầm, không nhất thiết phải có tranh hay tôn tượng của Đức Phật A Di Đà.

Ngoài ra, Phật tử có thể thực hiện tu tập theo phép thứ 16 trong Kinh Vô Lượng Thọ: lập di ảnh của Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc, coi như Đức Phật đang hiện diện trước mắt. Thấy được Phật A Di Đà là nguyện ước của Phật tử khi tu Tịnh Độ, họ sẽ được tái sinh về cõi Cực Lạc.

“Cần có hai điều kiện mà quý Phật tử cần đáp ứng để có thể tái sinh ở cõi Cực Lạc:

Thứ nhất là tụng niệm danh hiệu và tạo linh ảnh Phật A Di Đà

Thứ hai là đức tin, lòng kiên định vào Đức Phật, mong cầu Ngài dẫn đường và hướng đạo.”

Tham khảo một số mẫu tranh Phật A Di Đà tại DecorNow

Mật Tông (Chân Ngôn Tông)

Mật Tông - Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo - Nguồn Gốc Và Đặc Điểm
“Tay bắt ấn là Thân mật, miệng niệm chân ngôn là Ngữ Mật, tâm thiền định là Ý mật”

Mật Tông là pháp ngôn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo với Phật giáo Đại Thừa của Trung Hoa. Xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V – VI ở Ấn Độ, Mật Tông y vào giáo lý Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cương Đính, lấy Chân Ngôn làm Tông chỉ nên Mật Tông còn được gọi là Chân Ngôn Tôn.

Mật Tông gồm hai phái là Chân Ngôn Thừa (Mantrayàna) và Kim Cương Thừa (Vajrayàna). Quá trình phát triển của Mật Tông gắn liền với nhiều nhà sư nổi tiếng như là:

  • Subha Karasimha (Thiên Vô Úy, 637 – 735)
  • Vajar Bodhi (Kim Cương Trí, 671 – 741)
  • Amoghavajra (Bất Không Kim Cương, 705 – 774)
  • Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, thế kỷ thứ VIII)

Mật Tông y vào giáo lý bí mật Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cương Đính cho nên việc tu hành sẽ dùng phương pháp chủ trương thực đại dung thông: Địa – Thủy – Hỏa – Phong – Không – Thức hòa làm một với vũ trụ. Con người sẽ giải thoát theo hướng Đại ngã bằng Tam mật: Thân mật, Ngữ (Khẩu) mật và Ý mật

“Tay bắt ấn là Thân mật, miệng niệm chân ngôn là Ngữ Mật, tâm thiền định là Ý mật”

Thiên Thai Tông (Pháp Hoa Tông)

Thiên Thai Tông hay Pháp Hoa Tông là một trong những tông phái quan trọng của Phật giáo Đại Thừa, được khởi xướng bởi Ngài Trí Khải tại Trung Quốc vào thế kỷ thứ VI. Tông phái này lấy kinh Diệu pháp liên hoa làm giáo pháp và đặc biệt chú trọng đến sự “nhất thể” của chân lý tối thượng. Theo Thiên Thai Tông, tất cả mọi hiện tượng, vạn vật trên thế gian này đều liên hệ với nhau, thống nhất và bình đẳng trong Phật tánh.

Thiên Thai Tông - Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo - Nguồn Gốc Và Đặc Điểm
Theo Thiên Thai Tông, tất cả mọi hiện tượng, vạn vật trên thế gian này đều liên hệ với nhau, thống nhất và bình đẳng trong Phật tánh

Tam Luật Tông

Tam Luật Tông là một tông phái thuộc Phật giáo Đại Thừa, được thành lập tại Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ VII. Giáo pháp của tông phái này chú trọng vào việc tu tập theo Luật tạng (Vinaya) của Pháp Tạng Bộ và đặc biệt tôn trọng giới luật của Phật giáo. 

Chủ trương của giáo pháp này là giữ giới luật nghiêm ngặt bao gồm 250 quy định cho tăng và 348 cho ni giới. Tam Luật Tông được ví như cửa ải của người hành đạo, phải biết buông bỏ để có thể bước tiếp trên con đường giải thoát.

Tam Luật Tông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá và duy trì truyền thống Luật tạng tại các nước Đông Á.

Tam Luật Tông - Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo - Nguồn Gốc Và Đặc Điểm
Giáo pháp của tông phái này chú trọng vào việc tu tập theo Luật tạng (Vinaya) của Pháp Tạng Bộ và đặc biệt tôn trọng giới luật của Phật giáo.

Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tông)

Pháp Tướng Tông ra đời tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ IV – V, dựa trên triết lý Duy Thức học của ngài Vô Trước và Thế Thân.Tông phái này đặc biệt chú trọng vào việc phân tích, giải thích và chú giải các kinh điển của Phật giáo một cách logic và hệ thống. Tông phái này nhấn mạnh vào sự nhận thức và hiểu biết về tâm thức con người, có ảnh hưởng sâu rộng đến triết học và tâm lý học Phật giáo. Pháp Tướng Tông cũng chú trọng đến việc tu tập thiền định và trí tuệ để đạt được giác ngộ.

Chủ trương của Pháp Tướng Tông lấy Duy Thức Luận làm gốc: Vạn Pháp đều do thức biến ra (Tam giới duy tâm – Vạn Pháp duy thức). Ở đây Thức được gồm 8 dạng:

  • Nhãn Thức
  • Nhĩ Thức
  • Tỷ Thức
  • Thiệt Thức
  • Thân Thức
  • Ý Thức
  • Mạt Na Thức
  • A Lại Da Thức

Trong đó, nền tảng căn bản của 7 Thức còn lại là A Lại Da Thức, bao hàm tất cả Chủng tử để sinh khởi nhất thiết chư Pháp.

Pháp Tướng Tông - Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo - Nguồn Gốc Và Đặc Điểm
Chủ trương của Pháp Tướng Tông lấy Duy Thức Luận làm gốc: Vạn Pháp đều do thức biến ra (Tam giới duy tâm – Vạn Pháp duy thức)

Hoa Nghiêm Tông (Hiền Thủ Tông)

Hoa Nghiêm Tông hay Hiền Thủ Tông là một tông phái Phật giáo Đại Thừa có nguồn gốc từ Trung Quốc vào thế kỷ VI – VII, được kế thừa và phát triển bởi Ngài Hiền Thủ Pháp Tạng. Trước đó, hai vị Đổ Thuận và Trí Nghiễm đã nghiên cứu thành lập tông chỉ được xem là Sơ tổ và Nhị tổ của tông này.

Hoa Nghiêm Tông lấy Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh làm giáo lý căn bản và tôn vinh triết lý về sự “tương tức tương nhập” của vạn pháp trong vũ trụ nhân sinh. Hoa Nghiêm Tông cũng đặc biệt chú trọng đến việc tu tập từ bi và trí tuệ để đạt giác ngộ hoàn toàn.

Hoa Nghiêm Tông - Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo - Nguồn Gốc Và Đặc Điểm
Hoa Nghiêm Tông lấy Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh làm giáo lý căn bản

Tông phái Phật giáo Tiểu Thừa

Phật giáo Tiểu Thừa hay Phật giáo Nam Tông, còn gọi là Theravada. Tông phái này phát triển mạnh ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, và Sri Lanka. Tông phái Phật giáo Tiểu Thừa chủ trương hữu luận hay chấp hữu, vạn pháp đều vô thường, luôn biến động, thay đổi nhưng vẫn có (hữu) một cách tương đối, không thể nói là hoàn toàn không (vô). 

Trong Phật giáo Tiểu Thừa, quan niệm sinh tử, luân hồi và Niết Bàn là các phạm trù hoàn toàn khác biệt. Để thực sự chứng ngộ được cõi Niết Bàn tuyệt đối thì chúng sinh phải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Câu Xá Tông

Câu Xá Tông do Ngài Thế Thân (Vasubandhu) lấy ý nghĩa từ trong kinh Đại Tỳ Bà Sa viết thành bộ Câu Xá Luận, nên còn được gọi là Tỳ Bà Sa Luận Tông. Câu Xá Tông tập trung vào việc phân tích và hệ thống hóa các giáo lý và khái niệm của Phật giáo, đặc biệt là về tâm lý học và vũ trụ học. Tông phái này nhấn mạnh vào việc hiểu rõ bản chất của các pháp (dharma) để đạt đến giác ngộ.

Tuy nhiên, Câu Xá Tông chỉ thịnh hành đến cuối thế kỷ IX rồi suy vong dần, nhường chỗ lại cho các tông phái Đại Thừa.

Câu Xá Tông - Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo - Nguồn Gốc Và Đặc Điểm
Câu Xá Tông nhấn mạnh vào việc hiểu rõ bản chất của các pháp (dharma) để đạt đến giác ngộ.

Thành Thực Tông

Tông phái Thành Thực (Sautrāntika) là một nhánh phái khác của Tiểu Thừa, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Tông phái này tin tưởng vào học thuyết Duyên Khởi và cho rằng sự thật chỉ có thể đạt được thông qua trực quan và kinh nghiệm trực tiếp. Thành Thực Tông đặc biệt chú trọng vào việc nghiên cứu và giải thích các kinh điển một cách triệt để

Thành Thực Tông - Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo - Nguồn Gốc Và Đặc Điểm
Thành Thực Tông đặc biệt chú trọng vào việc nghiên cứu và giải thích các kinh điển một cách triệt để

Tông phái trong cả Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa 

Bên cạnh các Tông phái riêng biệt của Đại Thừa và Tiểu Thừa, được hình thành dựa trên tôn chỉ Đức Phật. Còn có hai tông phái được kết hợp lý luận và tư tưởng cả hai Tông, đó là Thiền Tông và Luật Tông.

Thiền Tông

Thiền Tông có nguồn gốc từ Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ VI, bởi một nhà sư người Ấn Độ là Bộ Đề Đạt Ma khởi xướng và truyền đạo. Thiền Tông không chú trọng kinh sách, văn tự khi tu học.

Chủ trương của tông phái này là tu thiền, tức im lặng và suy nghĩ để thấy được tâm – tính – giác ngộ.

Thiền Tông có hai cách tu hành đạo: 

  • Tu Tiệm Ngộ: tu hành qua 52 bậc mới đạt được quả vị Phật.
  • Tu Đốn Ngộ: sự giác ngộ khi người tu hành có trí tuệ sáng
Thiền Tông - Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo - Nguồn Gốc Và Đặc Điểm
Chủ trương của tông phái này là tu thiền, tức im lặng và suy nghĩ để thấy được tâm – tính – giác ngộ

Luật Tông

Luật Tông là tông phái Phật giáo tập trung vào việc nghiên cứu, giảng dạy và thực hành các giới luật của Phật giáo. Theo Luật Tông, việc tuân thủ nghiêm ngặt các giới luật là con đường then chốt để thanh lọc tâm ý và đạt tới giác ngộ giải thoát. Luật Tông ra đời rất sớm và phổ biến ở nhiều quốc gia theo Phật giáo cả Đại lẫn Tiểu Thừa.

Luật Tông - Tìm Hiểu Về 10 Tông Phái Phật Giáo - Nguồn Gốc Và Đặc Điểm
Luật Tông là tông phái Phật giáo tập trung vào việc nghiên cứu, giảng dạy và thực hành các giới luật của Phật giáo

Qua bài viết trên, có thể thấy 10 tông phái phật giáo nổi tiếng đều có những chủ trương tu hành và giáo pháp khác nhau nhưng vẫn hướng tới những tôn chỉ mà Đức Thế Tôn truyền lại, với mục đích chung là chấm dứt khổ đau, đạt được giác ngộ giải thoát. Sự đa dạng này phản ánh tính phong phú và sâu sắc của nền triết lý Phật giáo, một tôn giáo có ảnh hưởng to lớn với nhân loại trong suốt hàng ngàn năm qua

DecorNow có đa dạng mẫu mã tranh phòng thờ từ tranh trúc chỉ cho đến các loại bài vị, tranh đèn hiện đại, … với công nghệ hiện đại độc quyền và chất lượng mực in Nhật Bản mang đến cho không gian thờ tại gia thêm ấm áp, thiêng liêng.

Tham khảo thêm các mẫu tranh thờ Phật của DecorNow

Nếu quý khách phân vân, chưa rõ nên lựa chọn các mẫu tranh, kích thước như thế nào cho phù hợp, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của DecorNow sẽ sẵn sàng hỗ trợ mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *