Phát tâm là gì? Phát tâm là một thuật ngữ quen thuộc trong tín ngưỡng Phạt giáo. Phát tâm, còn được gọi là phát Bồ đề tâm, là một việc rất cần thiết cho những người tu tập theo đạo. Cùng DecorNow tìm hiểu phát tâm là gì và ý nghĩa của việc phát tâm như thế nào đối với Phật giáo.
Phát tâm là gì?
Phát tâm là gì? Phát tâm hay phát Bồ đề tâm là một từ được sử dụng rất nhiều trong Phật giáo, nó mang ý nghĩa là “tình nguyện” hay “tự nguyện”. Một việc làm tự nguyện thường xuất phát từ cái tâm của chúng ta muốn làm một việc gì đó, không ràng buộc bởi sự sai khiến hay áp lực của người khác, hoàn cảnh. Từ lẽ đó, ta có một ví dụ, nếu chúng ta xuất gia đi tu nhưng vì người này người kia bảo rủ rê, hay nợ nần, thất tình… thì đó không xuất phát từ tâm nên không thể gọi là phát tâm đi tu được.
Tiếp đó, khi đang thực hiện một công việc, ta không được vì những lời soi mói, khen chê mà bị chi phối, không được vì khó khăn mà nản chí. Và cuối cùng, dù kết quả có như thế nào, thì khi đã thực hiện công việc cũng cần phải hoàn thành bất kể khi nào.
Bồ đề tâm tức là tâm giác ngộ của Phật. Tâm của con người vẫn còn những tạp niệm, phiền não. Chính vì muốn giải thoát nên con người tích cực tu tập, học theo đức hạnh của Đức Phật. Hiểu theo ý nghĩ đó, phát Bồ đề tâm là phát tâm tu học các Phật pháp, học theo lối tu tập, những lời giảng của Đức Phật, học cách thanh lọc những tạp niệm, phiền não để cầu được giác ngộ giải thoát, tu thành chánh quả. Nếu tu Phật mà không phát tâm thì không thể thành Phật.
>> Xem thêm: Kinh Cứu Khổ Cứu Nạn Phật Quan Âm – Lợi ích và hướng dẫn niệm kinh
Ý nghĩa của việc phát Bồ đề tâm là gì?
Khi chúng ta tu tập mà không phát tâm thì chắc chắn không thể thành đạo được. Giúp đỡ người khác vì mong muốn báo đáp, hay bất kỳ suy tính trong đầu mà không phải phát tâm mong muốn đem lại lợi ích cho người khác. Điều này chắc chắn sẽ không thể có được công đức Bồ đề. Chính vì điều đó mà công đức Bồ đề vô cùng đáng quý.
Vậy ý nghĩa của việc phát tâm là gì? Phật tử khi phát tâm tu dưỡng tức là đang làm các công đức Bồ đề, đem lại lợi ích lớn lao cho chúng sanh. Có được công đức Bồ đề sẽ giúp người đó sớm nhanh chóng đi đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh – lão – bệnh – tử. Nếu những người tu Phật mà không phát tâm, sẽ không thể có lòng từ bi để sẵn sàng bảo vệ, phù hộ chúng sanh.
Vì sao chúng ta nên phát tâm?
Lí do chúng ta phát tâm là gì? Câu trả lời đó chính là phát tâm để tu thành Phật. Từ phát tâm chúng ta mới có đủ công đức Bồ đề để có thể giác ngộ, giải thoát khỏi vòng luân hồi. Phát tâm là một điều cơ bản không thể thiếu trong quá trình tu tập và hành thiền. Nếu không phát tâm sẽ dễ dàng bị cám dỗ làm lung lay ý chí, không đủ lòng từ bi và không thể tạo ra công đức để tích luỹ, từ đó vẫn mãi ở kiếp luân hồi.
Lợi ích của việc phát tâm
Việc phát tâm mang lại nhiều lợi ích trong kiếp này và cả những kiếp về sau. Công đức Bồ đề sẽ được tích luỹ qua các kiếp luân hồi của con người, và khi tích luỹ đủ, con người sẽ tu thành chánh quả. Công đức càng nhiều, khi ấy chúng ta sẽ không làm việc ác, không bị xui khiến bởi những cám dỗ, không gây ác nghiệp trong kiếp sau.
Tham khảo các mẫu bát nhã tâm kinh phù hợp trang trí phòng thờ NỔI BẬT NHẤT:
-
Tranh Đèn Bát Nhã Tâm Kinh In Tròn Họa Tiết Hoa Sen Nền Trắng DECORNOW DCN-TC367295,000₫ – 1,485,000₫
-
Tranh Đèn Hào Quang Bát Nhã Tâm Kinh Chữ Vàng Nền Đen DECORNOW DCN-TC358295,000₫ – 1,485,000₫
-
Tranh Đèn Bát Nhã Tâm Kinh In Tròn Họa Tiết Hoa Sen Mandala DECORNOW DCN-TC361295,000₫ – 1,485,000₫
Cách phát tâm
Giác ngộ tâm
Chúng sanh thường chấp sắc cho rằng thân này là ta, cảm xúc vui buồn hờn giận là ta. Nhưng thật ra thân này là giả dối, khi ta lìa khỏi cõi đời thì nó cũng trở về với cát bụi. Tâm thức cũng thế, nó chỉ là tổng hợp của sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Khi chúng ta không biết thứ gì, học qua rồi sẽ biết, chưa biết địa điểm danh lam thắng cảnh nào, nhìn qua một lần về sau khi nhắc lại vẫn mường tượng ra được. Qua một thời gian thì những hình ảnh ấy, những gì chúng ta đã biết cũng sẽ phai mờ đi và những hình ảnh khác lại được chúng ta ghi nhớ. Cổ đức cũng đã từng bảo: “Thân như bọt tụ, tâm như gió. Huyễn hiện vô căn, không tánh thật.”
Giác ngộ thân tâm như huyễn, không chấp trước, lần lần sẽ đi vào cảnh giới “nhơn không” không còn ngã tướng. Cái tôi của ta đã không, của người khác cũng không, vì thế không có nhơn tướng. Cái tôi của ta và của người khác đã không, thì cái tôi của chúng sanh cũng không, từ đó không có chúng sanh tướng. Cái tôi đã không thì không có bản ngã bền lâu, không có ai chứng đắc, cảnh chứng thường trụ vĩnh cửu của Niết Bàn cũng không, do đó không có thọ giả tướng.
Mà nhơn đã không, thì pháp cũng không, vì sự cảnh luôn luôn thay đổi sanh diệt, không có tự thể. Cần phải nêu rõ không phải vì các pháp khi hoại diệt mới thành công, mà do nó hư huyễn, nên đương thể chính là không, cả nhơn cũng vậy. Vì thế nên cổ đức có câu: “Cần chi đợi hoa rụng. Mới biết sắc là không”.
Một khi người phát tâm tu tập đã giác ngộ nhơn và pháp đều không, thì giữ lòng thanh tịnh, không tạp niệm mà niệm Phật. Như vậy mới có thể gặt được quả công đức Bồ Đề.
Bình đẳng tâm
Trong Khế Kinh, Đức Phật có khuyên dạy đệ tử rằng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, là cha mẹ đời quá khứ và chư Phật đời vị lai”.
Chư Phật thấy chúng sanh là Phật, nên dùng tâm bình đẳng từ bi mà tế độ. Chúng sanh thấy chư Phật là chúng sanh, vì thế khởi lòng phiền não phân biệt ghét khinh. Cùng một cái nhìn, mà có sự khác biệt sử mê và ngộ. Chúng ta phải có cái nhìn bình đẳng đối với tất cả mọi người. Khi dùng tâm bình đẳng mà tu niệm sẽ giúp thoát được nghiệp chướng phân biệt, khinh rẻ và có thể tạo các thiện nghiệp. Chỉ có như vậy, người phát tâm tu tập mới có thể tạo ra công đức.
Từ bi tâm
Người phát tâm cần phải có một tấm lòng từ bi bao la bên trong mình. Muốn tâm từ bi của mọi người thêm rộng hơn, chúng sanh nên từ nỗi khổ của mình mà cảm thông cho nỗi khổ của những người khác. Tự nhiên sẽ sinh lòng thương xót mà muốn cứu độ. Niệm từ bi của Bồ đề tâm cũng từ đó mà phát ra.
Trong Hoa Nghiêm Kinh, ngài Phổ Hiền đã khai thị rằng: “Bồ Tát quán sát chúng sanh không nơi nương tựa mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh nghèo khổ không căn lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh ngủ say trong đêm dài vô minh mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh làm những điều ác mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh thích lao mình vào chỗ ràng buộc mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh bị chìm đắm trong biển sanh tử mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh xa mất Phật pháp mà khởi đại bi…”
Hoan hỷ tâm
Hoan hỷ tức tuỳ hỷ và hỷ xả. Tuỳ hỷ là khi thấy từ chư Phật, Thánh nhân cho đến chúng sanh khi làm được công đức dù lớn hay nhỏ cũng vui mừng theo. Thấy người khác được hưởng phúc, thành công, yên ổn cũng vui vẻ mừng theo. Hỷ xả là dù chúng sanh có làm những điều ác, vong ân, tổn hại đến mình và người khác cũng an nhẫn vui vẻ mà bỏ qua. Người phát tâm tu tập có tấm lòng hoan hỷ sẽ giúp chúng ta giải trừ được nạn hận thù, từ đó tránh tạo ác nghiệp.
Sám nguyện tâm
Người phát tâm tu tập khi phạm lỗi, tạo nghiệp cần phải biết sám hối. Bày tỏ tội lỗi của bản thân và mong muốn nghiệp tụ được tiêu trừ. Phải thành tâm ăn năn và có ý chí không tái phạm. Khi đã sám hối phải hoàn toàn dứt bỏ tâm ác, ăn năn và thành tâm sửa chữa lỗi lầm. Trong đó, chúng ta cần phải đền đáp bốn ân nặng bao gồm: ân Tam Bảo, ân cha mẹ sư trưởng, ân thiện hữu tri thức và ân chúng sanh. Có tâm sám nguyện như vậy thì nghiệp tụ mới được tiêu trừ, công được ngày càng được tích luỹ.
Bất thối tâm
Cuối cùng, dù đã phát tâm tu hành thì ngươi tu tập cũng không dễ dàng gì mà dứt được nghiệp chướng. Sự tu tập dưỡng hạnh không dễ dàng đạt được thành tựu trong một hai kiếp. Trên con đường tu tập còn xuất hiện nhiều kiếp nạn. “Thân này dầu bị vô lượng sự nhọc nhằn khổ nhục, hoặc bị đánh giết cho đến thiêu đốt nát tan thành tro bụi, cũng không vì thế mà phạm điều ác, thối thất trên bước tu hành”. Dùng lòng bất thối để tu tập mới có thể tạo công đức.
Tham khảo các mẫu tranh trúc chỉ hợp phong thuỷ và tăng độ thẩm mỹ cho gian phòng của bạn:
-
Tranh Trúc Chỉ In Ngang Họa Tiết Lá Bồ Đề DECORNOW DCN-TC381888,000₫ – 6,000,000₫
-
Tranh Trúc Chỉ In Vuông Hình Phật Quan Âm Họa Tiết Sen Trời DECORNOW DCN-TC154333,000₫ – 3,247,000₫
Kết luận
Sau khi kết thúc bài viết Phát tâm là gì? Ý nghĩa của phát tâm trong Phật giáo, DecorNow hi vọng bạn đã hiểu hơn về khái niệm phát tâm là gì và ý nghĩa của phát tâm trong con đường tu tập. Cùng với đó là cách phát tâm là gì với 6 yếu tố tạo ra Bồ đề tâm.
Nếu quý khách vẫn chưa có các vật phẩm trang trí phòng thờ, hãy ghé cửa hàng của DecorNow tại đây. Quý khách cần hỗ trợ tư vấn, thông tin liên hệ bên dưới sẽ giúp ích cho gia chủ.
Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:
- Email: contact@DecorNow.VN
- Facebook: https://www.facebook.com/DecorNowOfficial/
- Zalo: https://zalo.me/0328889398
- Hotline: 032 888 9398
- Trụ sở DecorNow: Tòa nhà Thái An, 2290 Quốc Lộ 1A, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh