Ông Công ông Táo là ai? Cần cúng gì để gia tăng TÀI LỘC?

Ông Công ông Táo là ai? Cần cúng gì để gia tăng TÀI LỘC?

Ông Công ông Táo là những vị thần nổi tiếng trong phong tục thờ cúng của dân tộc Việt Nam giúp mang đến nhiều phước lành và may mắn. Hãy cùng DecorNow tìm hiểu Ông Công ông Táo là ai và những việc cần chuẩn bị để cúng ông Công ông Táo.

Ông Công ông Táo là ai ?

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, thần Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần lớn của Lão giáo Trung Quốc  là Thổ Công, Thổ Kỳ và Thổ Địa. Tuy nhiên, khi lan đến Việt Nam thì cả ba đã hóa thành sự tích Táo quân 1 bà 2 ông là thần Đất, thần Nhà và thần Bếp Núc mà ai nấy đều gọi chung một tên là ông Táo.

Với sự tích ông Công ông Táo, người ta tương truyền rằng ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khổ do mất mùa và người chồng đi làm ăn xa nhiều năm không về. Người vợ quá đau buồn để tang chồng và sau đó bén duyên cùng một người đã cưu mang nàng.  Mãi cho đến một hôm, người chồng cũ trở về lúc người chồng mới đi vắng. Khi người vợ gặp lại cảm xúc dâng trào, nàng lấy cơm rượu cho chồng ăn.

Do sợ bị dính tai tiếng, người vợ bảo người chồng cũ vào đống rơm núp tạm. Người chồng mới về nhà vào bếp định lấy tro bón ruộng nhưng không có nên đã đốt rơm và vô tình giết chết người chồng cũ của vợ. Chứng kiến chồng cũ chết trong đống rơm, người vợ cảm thấy không thể chịu được nữa bèn nhảy vào lửa chết cùng chồng cũ. Người chồng mới thấy vợ bị thiêu cháy vẫn chưa hiểu chuyện gì cũng nhảy vào lửa theo vợ

Do sống quá tình nghĩa với tình yêu nồng cháy với nhau nên đời đã phong cho họ trở thành Táo quân (vua Bếp). Trong bộ ba đó, người chồng mới phụ trách việc trong coi bếp núc gọi là Thổ Công, người chồng cũ trong coi nhà là Thổ Địa và người vợ phụ trách việc trong coi chợ búa là Thổ Kỳ.

Ông Công ông Táo
Ông Công ông Táo

Tết ông Công ông Táo năm 2024 rơi vào ngày mấy ? 

Theo tập tục hàng năm thì Tết ông Công ông Táo rơi vào ngày 23 tháng Chạp (23/12 Âm lịch). Đây được xem là một trong các sự kiện lễ quan trọng nhất trước Tết Nguyên Đán.

Như vậy, theo lịch vạn niên, ngày ông Công ông Táo năm 2024 theo Dương lịch sẽ rơi vào thứ 6 ngày 02/02/2024.

Tết ông Công ông Táo năm 2024 rơi vào ngày mấy
Tết ông Công ông Táo năm 2024 rơi vào ngày mấy

>>Xem thêm: Giải mã ý nghĩa bài vị Thần Tài Thổ Địa HÚT tài lộc

Ý nghĩa phong tục cúng ông Công ông Táo

Thể hiện lòng thành tri ân đến với các vị thần

Việc cúng ông Công ông Táo giúp thể hiện lòng kính trọng và tri ân sâu sắc, vì lúc này ông Công ông Táo chầu trời sẽ cưỡi cá chép về trời và tâu với Ngọc hoàng về vấn đề công việc làm ăn, thái độ và cách cư xử của những người tại chốn trần gian.

Thể hiện lòng thành tri ân đến với các vị thần
Thể hiện lòng thành tri ân đến với các vị thần

Để việc thờ cúng Táo quân trở nên ý nghĩa hơn, gia chủ có thể tham khảo qua các mẫu bài vị ông Công ông Táo tại DecorNow với đa dạng mẫu mã và màu sắc từ chữ Nôm đến chữ Hán, giúp mang đến không gian linh thiêng và ấm cúng trong gian bếp.

Gia đình sum họp, chuẩn bị giai đoạn đón Tết nguyên đán

Thần Táo quân theo tập tục xưa vốn là vị thần quyết định đến sự may rủi trong gia đình của gia chủ và ngăn cản việc xâm phạm của ma quỷ giúp giữ gìn cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong gia đình. Đó là lý do việc thờ cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa rất lớn bởi ông Công ông Táo chính là những người sẽ mang đến sự đầy đủ, an nhàn và tiếp đến mới là ý nghĩa việc thần Bếp cai quản bếp núc.

Gia đình sum họp, chuẩn bị giai đoạn đón Tết nguyên đán
Gia đình sum họp, chuẩn bị giai đoạn đón Tết nguyên đán

Sau khi cúng lễ xong, các gia đình có thể mua cá chép về và đem ra sông, ao, hồ để thả. Hành động này mang tiếp ý nghĩa về truyền thuyết “vượt vũ môn, cá chép hóa rồng” truyền đạt ý chí vươn lên và là nguồn động lực cố gắng hướng đến những khát vọng, mong muốn trong cuộc sống.

>>Xem thêm: Cách chọn tranh cá chép treo phòng thờ MAY MẮN hạnh phúc

Cần chuẩn bị gì để cúng ông Công ông Táo ?

Vào ngày lễ cúng ông Công ông Táo, gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật gồm: hương, đèn hoa tươi, ngũ quả tươi, mũ ông Công ba chiếc, chiếc mũ dành cho ông Công và ông Táo sẽ có đến hai cánh chuồn còn cho Táo bà là không có cánh chuồn.

Túy vào gia cảnh mỗi gia đình, ngoài các lễ vật chính như kể trên, người ta cũng sẽ chuẩn bị lễ chay với trầu cau, giấy vàng, bạc, hoa quả,  các loại mâm cỗ mặn gồm có xôi gà, măng, chân giò luộc,… 

Cần chuẩn bị gì để cúng ông Công ông Táo ?
Cần chuẩn bị gì để cúng ông Công ông Táo ?

Lưu ý quan trọng là tất cả đồ cúng phải được đặt trong bếp và khi cúng sẽ bật bếp lên cho lửa cháy rực sáng cả gian bếp. Gia chủ cúng các đồ vàng mã như mũ, áo, hoa và giấy vàng bạc thì nên đốt đi sau lễ cúng ông Táo kết thúc.

KẾT LUẬN

Bài viết trên đã lý giải về ông Công ông Táo là ai cùng ý nghĩa quan trọng và các lễ vật để thờ cúng ông Công ông Táo Ông, giúp thể hiện lòng tri ân và biết ơn đến việc trong coi gian bếp của gia đình dành cho các Ngài.

Nếu bạn đang muốn tìm các sản phẩm thờ cúng liên quan như bài vị ông Công ông Táo, hãy đến với DecorNow, nơi chuyên cung cấp các bài vị Táo quân với công nghệ độc quyền sáng chế đa dạng mẫu mã truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại giúp làm sáng cả không gian bếp của căn nhà.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *