Chú Vãng sanh - Ý nghĩa và những điều cần lưu ý khi tụng Vãng Sanh Thần Chú

Chú vãng sanh là gì? Lợi ích và lưu ý khi tụng bài chú

Chú Vãng Sanh, một cái tên nghe vừa quen vừa lạ. Quen là vì ta đã nghe thấy được nhiều người nhắc đến, nhất là những gia đình có người sắp mất nếu mời sư thầy đến tụng kinh thì sẽ được nghe bài bài này. Còn lạ ở chỗ là ít ai biết về công năng cũng như là ý nghĩa của chú. Hôm nay hãy cùng Decornow tìm hiểu về thần chú này nhé.

Chú Vãng Sanh là gì?

Chú Vãng Sanh với tên gọi đầy đủ là “Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni” hay còn được biết đến với tên gọi khác là “A Di Đà Phật Căn Bốn Bí Mật Thần Chú”. Ở Việt Nam, bài kinh này được đông đảo các quý Phật tử gọi với cái tên Chú Vãng Sanh hoặc Vãng Sanh Thần Chú.

Chú vãng sanh là gì
Chú vãng sanh là gì

Bài chú vãng sanh được trích từ Vô Lượng Thọ Kinh cùng với đó là Phật thuyết A Di Đà Căn Bổn Bí Mật Thần Chú Kinh. Phân tích ý nghĩa của tên bài kinh như sau:

Bạt nhất thiết nghiệp chướng

“Bạt” có nghĩa là đánh tan đi, cả câu mang ý nghĩa đọc thần chú này sẽ giúp chúng ta đánh tan nghiệp chướng do vô minh tạo ra.

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh được những lỗi lầm những sai phạm từ vô tình đến cố ý do 3 tính cách cơ bản của con người như: tham – sân – si mà tạo ra nghiệp chướng cho bản thân. Các nghiệp chướng này dần dần được tích luỹ và gây hại cho bản thân trong tương lai. Tạo ra khổ đau của chúng sanh, khiến chúng ta vẫn không thoát được vòng luân hồi.

Đắc sanh tịnh độ

Đắc sanh tịnh độ có thể được hiểu theo 2 ý nghĩa như sau:

  • Nghĩa thứ nhất là ở hiện tại ngay bây giờ. Khi chúng ta vẫn còn ở cõi Ta Bà, cõi người thì vẫn cảm nhận được sự nhẹ nhàng, thanh thản, an lạc trong tâm hồn. Đó chính là sự tịnh độ được thực hiện ngay tại bây giờ, tại lúc này.
  • Nghĩa thứ hai là khi chúng ta đã không còn hiện hữu ở cõi người nữa thì con người sẽ được vãng sanh tại cõi tịnh độ cực lạc của Đức Phật A Di Đà.

Đà La Ni

Dịch từ lời Chú Vãng Sanh theo tiếng Phạn thì Đà La Ni mang ý nghĩa là tổng trì, tức là vô lượng nghĩa. Cụm từ này ý chỉ rằng một đoạn thần chú chỉ gồm 59 chữ nhưng lại mang tất cả ý nghĩa của Phật pháp. 

Thần Chú Vãng Sanh tiếng Phạn và tiếng Việt

Chú vãng sanh đang được nhiều người trì tụng là chú được phiên âm theo tiếng Hán. Một số ít là trì tụng chú bằng tiếng Phạn. Để tiện cho bạn về việc trì tụng cũng như là muốn biết gốc của Chú vãng sanh thì Decornow xin gửi các bạn bản Chú Vãng Sanh bằng tiếng Việt và cả tiếng Phạn.

Chú Vãng Sanh Tiếng Việt

Để tiện cho các bạn trì tụng Chú vãng sanh thì Decornow xin gửi bạn bài chú được phiên âm theo Tiếng Việt.

Nam mô A Di Đa bà dạ

Đa tha dà đa dạ

Đa điệt dạ tha

A Di rị đô bà tỳ

A Di rị đa tất đam bà tỳ

A Di rịa đa tỳ ca lan đế

A Di rị đa tỳ ca lan đa

Dà di dị, dà dà na

Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Chú Vãng Sanh Tiếng Phạn

Dành cho các bạn muốn tìm hiểu Chú vãng sanh Tiếng Phạn. Dưới đây là bài chú tiếng Phạn

Namo Amitābhāya

Tathāgatāya

Tadyathā:

Amṛtabhave

Amṛtasaṃbhave

Amṛtavikrānte

Amṛtavikrāntagāmini

Gagana

Kīrtīchare Svāhā

Ý Nghĩa Của Bài Chú Vãng Sanh

Chú vãng sanh là một bài kinh phổ biến và thường được tụng phổ biến trong các nghi lễ Tịnh độ. Công dụng của bài Vãng Sanh Thần Chú giúp cầu siêu người đã khuất, bạt trừ các nghiệp chướng của bản thân lúc sinh thời, mang lại cảm giác thanh tịnh, không còn phiền não sinh khởi, như vậy giúp chúng ta cảm thấy an vui hạnh phúc và có một cuộc sống an lạc.

Ý nghĩa của bài thần chú vãng sanh
Ý nghĩa của bài thần chú vãng sanh

Thông thường, mọi người đều nghĩ rằng việc tụng Vãng Sanh Thần Chú là để cầu siêu cho người mất, tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có thể tụng bài kinh này với mục đích tiêu trừ các nghiệp chướng của bản thân, giúp tâm hồn thư thái, chuyển ác thành thiện.

Xem thêm: Văn khấn cửu huyền thất tổ đúng chuẩn và chi tiết nhất

Tụng chú vãng sanh khi nào? Cách tụng thần chú vãng sanh 

Thần chú vãng sanh rất ngắn gọn và dễ nhớ, bạn có thể tụng ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu miễn sao tâm bạn phải tịnh. Tuy nhiên có một số thời điểm được cho là thích hợp nhất để tụng như: 

Tụng vào những ngày rằm, mùng một: Đây là những ngày được cho là có công đức lớn, tụng chú vào những ngày này sẽ nhân được nhiều phước báu hơn.

Tụng vào những giờ phút thiêng thiêng liêng: như là lúc bình minh, lúc hoàng hôn hoặc những giờ phút cuối năm của năm cũ hoặc những giờ phút của đầu năm mới.

Tụng khi bản thân cảm thấy bất an, lo lắng: Tụng chú Vãng Sanh có thể giúp trấn an tâm hồn, mang lại sự bình an cho bản thân.

Tụng chú vãng sanh khi nào? Cách tụng chú vãng sanh 
Tụng chú vãng sanh khi nào? Cách tụng chú vãng sanh 

Về cách tụng chú vãng sanh vốn không có gì là đặc biệt hết. Theo kinh Phật,  “Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, tâm thân khẩu ý đều phải thanh khiết. Ngày đêm sáu thời, mỗi thời niệm chú 24 lần. Có như vậy mới diệt được các tội như: Tứ Trọng, Ngũ nghịch, Thập Ác và hủy báng Chánh Pháp, thường được Đức Phật A Di Đà hiện lên trên đầu. 

Lưu ý khi trì tụng kinh chú vãng sanh

Khi trì tụng chú vãng sanh cần lưu ý những điều sau:

Tâm ý thanh tịnh: Tâm thanh tịnh là yếu tố quan trọng nhất khi trì tụng bất kỳ kinh chú nào, đặc biệt là Chú Vãng Sanh. Khi trì tụng, cần gạt bỏ mọi phiền não, lo âu, tập trung vào ý nghĩa của từng chữ, phát tâm thanh tịnh, hướng thiện. Tránh **tụng chú với tâm cầu xin danh lợi, tài lộc, mục đích bất thiện.

Giữ giới, hành thiện: Giữ giới, hành thiện là điều kiện tiên quyết để công đức tu tập được viên mãn. Trì tụng Chú Vãng Sanh kết hợp với giữ giới, hành thiện sẽ giúp thanh tịnh nghiệp chướng, tăng trưởng công đức, giúp bản thân và người thân vãng sanh về cõi Tịnh Độ. Nên **giữ gìn thân, khẩu, ý thanh tịnh, tránh xa những điều ác, làm nhiều việc thiện, giúp đỡ chúng sinh.

Những lưu ý khi trì tụng chú vãng sanh
Những lưu ý khi trì tụng chú vãng sanh

Niệm Phật: Niệm Phật là phương pháp tu tập chính trong Phật giáo Tịnh Độ. Khi trì tụng Chú Vãng Sanh, nên kết hợp với niệm Phật để tăng cường công đức, tăng trưởng tâm Bồ đề. Có thể niệm Phật trước, sau hoặc xen kẽ khi trì tụng Chú Vãng Sanh.

Kiên trì, nhẫn nại: Việc trì tụng Chú Vãng Sanh cần sự kiên trì, nhẫn nại trong thời gian dài. Không nên nản lòng bỏ cuộc nếu chưa thấy kết quả ngay lập tức. Hãy tập trung vào quá trình tu tập, cố gắng trì tụng đều đặn mỗi ngày, công đức sẽ dần dần viên mãn.

Sau bài viết chú vãng sanh và ý nghĩa của bài chú. Decornow hy vọng bạn sẽ hiểu hơn phần nào về ý nghĩa và công dụng của nó. Ngoài ra bạn có thể tụng kinh tại nhà để bạt trừ những nghiệp chướng của mình nhé.

Thông tin liên hệ của Deconow

Email: contact@DecorNow.VN

Facebook: https://www.facebook.com/DecorNowOfficial/

Zalo OA: https://zalo.me/0328889398

Hotline: 032 888 9398

Trụ sở chính: Tòa nhà Thái An, 2290 Quốc Lộ 1A, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *