Chú Dược Sư (hay còn gọi là Thần Chú Dược Sư) là một thần chú Phật giáo được cho là khi trì tụng sẽ có công dụng chữa bệnh và mang lại sức khỏe, một cuộc sống an lành cho chúng sinh. Chắc hẳn mỗi người đã từng tụng trì chú này đều cảm nhận được sự linh ứng, tuy nhiên không phải ai cũng cũng nắm được ý nghĩa việc tụng kinh Chú Dược Sư. Vì vậy thông qua bài viết này DecorNow sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về Chú Dược Sư bao gồm nguồn gốc, ý nghĩa, cách trì tụng và những lưu ý quan trọng.
Chú Dược Sư là gì? Nguồn gốc của câu thần chú
Để có thể hiểu được Chú Dược Sư ta phải quay về tìm hiểu nguồn gốc tên của thần chú. Chú Dược Sư xuất phát từ Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai của Phật Dược Sư, vị Phật này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như là Dược Sư Lưu Ly Như Lai, Dược Sư Như Lai, Đại Y Vương Phật, Vương Thiên Đạo, …
Thần chú này ghi chép lại bổn nguyện của Ngài trong quá khứ là “cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh” và nhân loại được tan biến. 12 lời nguyện của Phật Dược Sư:
- Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh
- Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình
- Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện
- Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa
- Giúp chúng sinh giữ giới hạnh
- Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra
- Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh
- Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới
- Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiếp và giúp trở về chính đạo
- Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp
- Đem thức ăn cho người đói khát
- Đem áo quần cho người rét mướt
“Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ pháp và Thiên vương” – Theo Wikipedia
Thần Chú Dược Sư được xem như một “phương thuốc quý” chữa lành những căn bệnh bắt nguồn từ sự phiền não, khổ đau trong cuộc sống. Đồng thời, trong tên vị Phật này Lưu Ly là một loại ngọc trai màu xanh lam trong suốt và Quang chính là nguồn ánh sáng. Như vậy, có thể hiểu Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật là một vị thầy thuốc mang tâm niệm trong sáng như viên ngọc Lưu Ly tỏa ra ánh sáng mang đến phước lành cho chúng sanh trên thế gian.
Ý nghĩa sâu sắc của Chú Dược Sư
Khi thờ cúng và chăm chỉ trì tụng Chú Dược Sư sẽ cảm nhận được hào quang trí tuệ trong suốt như ngọc Lưu Ly của Ngài luôn hiện hữu chiếu sáng mang đến sự thanh thản, an yên xung quanh bạn và cuộc sống sẽ trở nên chậm lại, không còn thói tham lam hay sân si người khác. Từ đó khởi nguồn cho tấm lòng từ bi, hỷ xả và cảm thương đối với tất cả chúng sinh. Chú Dược Sư mang nhiều ý nghĩa sâu sắc
- Trị bệnh: Chú Dược Sư có khả năng chữa lành bách bệnh, từ bệnh tật thông thường đến những căn bệnh hiểm nghèo.
- Tăng cường sức khỏe: Trì tụng Chú Dược Sư thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Giải trừ nghiệp chướng: Chú Dược Sư được tin là có thể giúp giải trừ nghiệp chướng, mang lại sự thanh thản và an lạc cho tâm hồn.
- Cầu mong an lành: Trì tụng Chú Dược Sư cũng là cách để cầu mong an lành cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh.
Với những người mắc nhiều sai phạm, tội trạng thì việc chuyên tâm trì tụng thần Chú Dược Sư mang đến ý nghĩa phát nguyện thành khẩn nhận lỗi, sống có đạo đức, nghiêm khắc tu hành, … từ đó chuyển hoá và giải thoát những tội lỗi đã gây ra.
Nữ giới khi trì tụng Chú Dược Sư thành tâm, Ngài sẽ dẫn đường chỉ lối tu hành nhằm tạo nên sự mạnh mẽ, độc lập, tinh thần sáng suốt và giảm bớt khổ đau.
Những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, … chăm chỉ trì tụng sẽ được vị Phật Dược Sư cứu độ ban đến sự giúp đỡ các vật dùng cần thiết và dẫn lối tinh thần trở nên minh mẫn, trí tuệ khai sáng, có được hạnh phúc.
Và đối với những người mắc những căn bệnh hiểm nghèo, kiên trì trì tụng Chú Dược Sư với lòng nguyện cầu thành tâm thì Ngài hoá phép để giảm những khổ đau từ bệnh tật, làm cho cơ thể nhẹ nhàng chấp nhận ra đi thanh thản nhất.
Những câu chuyện về sự linh ứng của Chú Dược Sư
Dưới đây là những câu chuyện được ghi chép lại về sự linh ứng khi trì tụng thần Chú Dược Sư.
Câu chuyện thứ 1: Vào thời nhà Đường, tại miền Biên Châu có một người con gái nghèo khổ, sống trong hoàn cảnh lẻ loi coi cút. Cả gia tài của cô chỉ vỏn vẹn duy nhất có 1 đồng tiền và cô cũng biết rằng với đồng tiền này không thể làm được gì cho một đời sống. Thế là cô gái quyết định mang đồng tiền này đi cúng dường Phật Dược Sư tại ngôi chùa Chí Thành nhằm gieo phước đức về sau.
Bấy giờ tại một huyện gần đó, có một người con trai nhà giàu góa vợ sớm. Anh tìm nơi chắp nối đã lâu mà không có kết quả, anh ta cũng đến chùa cầu Phật Dược Sư chỉ điểm một người vợ hiền sau cô gái ấy bảy ngày. Đêm về, nằm mộng được Ngài mách bảo phải cưới cô gái ấy làm vợ. Kết cuộc, cô gái ấy được anh nhà giàu ưng ý chọn làm vợ, cả hai có cuộc sống hạnh phúc, giàu sang (theo Minh Chí Ký).
Câu chuyện thứ 2: Vào thời nhà Đường, Trương Lý Thông đến gặp một thầy tướng nhằm hỏi tuổi thọ. Thầy bảo: “Thọ số ông rất ngắn, sợ e không đến tuổi 31”. Lý Thông lo âu sau khi nghe quẻ phán bèn tìm đến vị danh tăng là ngài Mặt Công xin chỉ bảo. Lý Thông được mách là chỉ cần anh thành kính thọ trì hoặc viết chép Kinh Dược Sư thì có thể tăng được thọ. Lý Thông liền thỉnh quyển kinh về tự biên chép. Tình cờ vị thầy tướng nọ gặp Lý Thông, ngạc nhiên bảo: “Thật là điều hy hữu! Ông có làm công đức chi mà tướng diện thay đổi, sống được thêm 30 năm nữa”. Trương Lý Thông không giấu chi mà thuật lại việc chép Kinh Dược Sư (theo Tam Bảo Ký).
Câu chuyện thứ 3: Nước Thiên Trúc, có người Bà la môn, nhà tuy giàu sang mà kém phần tử tức. Do đó, ông hằng cúng lễ cầu nguyện với Tự Tại Thiên ngày đêm ban cho đứa con. Mấy năm sau, vợ ông có thai, khi đủ tháng, sinh được 1 bé trai dung sắc xinh đẹp, ai trông thấy cũng yêu mến.
Một hôm, nhà tu phái Ni Kiền Tử đến khất thực rồi bảo: “Đứa bé này cốt cách tốt, tuy nhiên không thể kế thừa gia nghiệp, chỉ còn sống được 2 năm nữa mà thôi!”. Vợ chồng Bà la môn nghe xong lòng sầu muộn, thân thể hao gầy. Vừa có Sa môn đệ tử Phật đi đến, Bà la môn liền thuật lại mọi việc.
Vị Sa môn này bảo: “Chớ nên ưu phiền, việc hoạ tai đều có thể chuyển đổi. Tôi sẽ chỉ vẽ cho ông, hãy tạo hình tượng Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và tụng niệm cúng dường, tất đứa bé sẽ được tiêu tai, tăng diên thọ”. Bà la môn vui mừng nhất nhất sắm sửa theo lời chỉ bảo, đúng như pháp thức, thiết lễ tụng niệm, cúng dường Phật Dược Sư.
Cuộc lễ vừa hoàn mãn, đêm ấy, Bà la môn nằm mộng thấy 1 vị Minh quân, ôm sổ bộ đến bảo: “Ông đã theo Nghi Thất Phật tạo tượng cúng dường, do duyên phước đó mà con trai của ông sẽ sống thêm được 50 năm nữa”. Về sau, sự việc quả y lời (theo Tam bảo ký).
Thần Chú Dược Sư trì tụng
Trì Chú Dược Sư Tiếng Phạn
Chú Dược Sư tiếng Phạn:
“Tadyathā Oṃ Bhaiṣajye Bhaiṣajye Mahā-Bhaiṣajye Raja Samudgate Svāhā”
Phiên âm Chú Dược Sư:
“Tayata Om Bekandze Bekandze Maha Bekandze Radza Samudgate Soha”
Ý nghĩa từng chữ trong Chú Dược Sư tiếng Phạn:
- Tayata: Vượt qua mọi giới hạn, đi ngoài vòng luân hồi và kiếp niết bàn.
- Om: Theo quan điểm Phật giáo, chữ “Om” biểu thị sự bất biến, vô thường và không gian vô hạn của vũ trụ.
- Bekandze Bekandze: Câu này nghĩa đang gọi tên Phật Dược Sư 2 lần liên tiếp.
- Maha Bekandze: Ám chỉ đại đức của Phật Dược Sư.
- Radza Samudgate: Mang ý nghĩa hoàn toàn giải phóng, đánh thức.
- Soha: Hoà tan trong mỗi chúng sinh.
Trì Chú Dược Sư Tiếng Việt
“Nam mô bạt già phạt đế,
bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly,
bác lặc bà, hắc ra xà dã.
Đát tha yết đa da, a ra hắc đế.
Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha.
Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha”
Hướng dẫn trì tụng Chú Dược Sư linh ứng tại nhà
Trì tụng chú Dược Sư tại nhà có được không?
Theo giáo lý của nhà Phật, thần Chú Dược Sư có thể được thờ cúng tại nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể trì tụng. Khi trì tụng bạn cần phải mặc trang phục trang nghiêm, thân thể thật sạch sẽ, cúng đầy đủ hương, hoa quả và các Phật tử phải có một niềm tin vững mạnh vào câu chú. Trì tụng xuất phát từ tâm, cần phải đảm bảo trì tụng ít nhất 7 ngày cho tới 7 tuần bằng một thái độ thành tâm để những nguyện ước có thể đạt được viên mãn nhất.
Để mang lại sự linh ứng nhất cho các nguyện ước, ngoài trì tụng chú là chưa đủ, mỗi người cần phải tu tập lối sống có đạo đức, gìn giữ giới hạnh. Không được chê bai, trách móc người khác và từ bỏ sự tham lam. Nên thường xuyên giúp đỡ những người cần sự trợ giúp. Đồng thời phải thờ tượng vị Phật Dược Sư, nơi thờ cần được dọn dẹp sạch sẽ, sửa soạn hương hoa mâm quả hằng ngày.
Các bước trì tụng thần Chú Dược Sư chuẩn xác
Sau khi chuẩn bị xong, Phật tử có thể đọc và hành trì chú Dược Sư tiếng Phạn hoặc chú Dược Sư tiếng Việt theo các bước sau:
Bước 1: Trường hợp bạn có thời gian rảnh rỗi trong ngày, hãy trì tụng thần chú vào buổi sáng, trưa, chiều và tối. Mỗi lần tụng Chú Dược Sư 108 biến. Nếu bạn bận rộn nên dành thời gian ít nhất 1 lần trong ngày và trì tụng 108 biến.
Xem chi tiết Trì Chú Dược Sư 108 Biến – Tiêu Tai Bệnh Tật Khổ Đau
Bước 2: Dâng 3 nén nhang và ngồi trì tụng trước tượng Phật Dược Sư tại phòng thờ. Nếu bạn chưa có tượng Phật, có thể thay thế bằng tranh có hình của Ngài hoặc từ tâm nghĩ đến Ngài và hành trì thần chú là được.
Bước 3: Điều chỉnh thanh giọng, đọc rõ, đúng câu thần chú và dùng tâm cảm nhận để câu chú phát huy tác dụng tốt nhất.
Các phương pháp trì tụng Chú Dược Sư
Ngoài trì tụng bằng cách đọc thần chú trước kim thân của Ngài, Chú Dược Sư có thể được trì tụng theo các phương pháp sau.
Sử dụng chỉ ngũ sắc 12 gút
Sử dụng sợi chỉ ngũ sắc (5 màu) thắt thành 12 gút tương ứng với hình tượng của 12 vị Đại tướng Dược Xoa để cầu qua bệnh tật hiểm nghèo.
Dây ngũ sắc Phật Giáo có 5 màu tượng trưng cho 5 loại Pháp Môn Phật gồm Tín, Tiến, Niệm, Định, Tuệ.
Mười Hai Đại tướng Dược Xoa là các Hộ pháp phò trợ các hành giả tu trì pháp Dược Sư, còn gọi là: Kim Cang Lực Sĩ.
- Cung Tỳ La, Phạt Chiết La
- Mê Suý La
- An Để La
- Át Nể La
- San Để La
- Nhân Đạt La
- Ba Di La
- Ma Hổ La
- Chân Đạt La
- Chiêu Đổ La
- Tỳ Yết La.
Đọc liên tục tên của 12 vị tướng trong vòng 7 ngày và kết hợp với 108 biến Chú Dược Sư. Lưu ý là thần chú chỉ linh ứng khi thật sự thành tâm trì tụng.
Trì tụng Chú Dược Sư vào ly nước
Khi một người không thể ngồi trì tụng chú do hôn mê, bất tỉnh, … thì có thể thay họ cầu sức khoẻ, bình an bằng cách nghiêm trang kính lễ và đọc thần Chú Dược Sư liên tục 7 ngày quán niệm nó vào ly nước hoặc chai nước trắng để trên bàn thờ. Sau đó cho người mà mình thay họ trì tụng uống ly nước này để cầu bệnh tật tiêu tan.
Một số lưu ý khi trì tụng thần Chú Dược Sư
Để câu thần chú có thể được linh ứng nhất, hãy nắm rõ các lưu ý sau:
- Thành tín, tin tưởng và duy trì tụng thành tâm thần chú trong 7 ngày, từ 1 đến 7 tuần.
- Khi tụng niệm tuyệt đối không bán tính bán nghi. Phải tin sâu vào trong chánh pháp, tâm niệm thật vững vàng.
- Trước khi trì tụng, hạy chuẩn bị trang phục kín đáo (tốt nhất là áo lam), giữ thân thể sạch sẽ và chuẩn bị lễ vật đầy đủ
- Giữ tư thế trì tụng ngay thẳng, giọng đọc vừa đủ nghe, đọc rõ, đúng câu thần chú.
Trên đây là những thông tin về Chú Dược Sư. DecorNow hy vọng bạn đã có thêm thông tin bổ ích về thần chú này. Hiện tại, DecorNow có mẫu tranh vị Phật Chú Dược Sư có thể thay thế cho thờ tượng Phật mà vẫn đảm bảo sự linh ứng.
-
Tranh Trúc Chỉ In Đứng Hình Phật Dược Sư Lưu Ly Quang DecorNow TC453888,000₫ – 3,840,000₫
-
Tranh Trúc Chỉ In Ngang Phật Dược Sư Lưu Ly DecorNow TC455888,000₫ – 6,000,000₫
Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng
- Email: contact@DecorNow.vn
- Facebook: DecorNow.vn
- Zalo: https://zalo.me/0328889398
- Hotline: 032 888 9398
- Địa chỉ: Tòa nhà Thái An, 2290 Quốc lộ 1A, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Việc tạo dựng uy tín thông qua sản phẩm/ dịch vụ chất lượng và sự hài lòng của QUÝ KHÁCH HÀNG là nền móng vững chắc cho sự phát triển thương hiệu dài lâu của DecorNow.