Hình thumbnail bài vị gia tiên và bài vị tổ tiên cách lập bài vị đúng nhất

Tổng hợp các mẫu bài vị thờ gia tiên được ưa thích nhất

Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, thờ cúng tổ tiên nhằm thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với những bậc tiền nhân đã dày công dạy dỗ và nuôi nấng. Bài vị gia tiên, một biểu tượng linh thiêng không chỉ kết nối các thế hệ, mà còn giữ gìn nét đẹp truyền thống. Trong bài viết này, DecorNow sẽ giúp quý gia chủ hiểu hơn về bài vị gia tiên là gì? Cách lập bài vị gia tiên đúng nhất.

Bài vị gia tiên là gì? Bài vị gia tiên trong thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa gì?

Là vật phẩm thờ cúng linh thiêng không thể thiếu trong mỗi gia đình, nơi linh hồn các đời tổ tiên về ngự trên bài vị. Chính vì thế bài vị gia tiên không chỉ là vật phẩm cúng tâm linh mà còn thể hiện sự thương nhớ và kính trọng của con cháu đối với tổ tiên. 

Bài vị gia tiên là gì? Ý nghĩa bài vị gia tiên trong thờ cúng tổ tiên

Bài vị gia tiên là gì?

Bài vị gia tiên là một tấm thẻ được làm bằng gỗ, giấy hoặc bằng đồng. Trên tấm thẻ có khắc tên, chức vị, hai bên là năm sinh và năm mất của người đã khuất. Trên mặt bài vị gia tiên thường đề chữ Quốc Ngữ hoặc chữ Hán Nôm. Đối với gia đình có điều kiện, sẽ đặt bài vị trên ngai thờ hoặc khám thờ. 

Bài vị gia tiên là gì?
Bài vị thờ gia tiên là gì?

Bài vị tổ tiên là khái niệm rộng hơn của bài vị gia tiên hay còn được gọi bài vị Cửu Huyền Thất Tổ. Bài vị này thờ chín đời (Cửu Huyền) và bảy đời tổ tiên (Thất Tổ) trong một thế hệ. Thể hiện lòng kính trọng và biết ơn của con cháu đối với cội nguồn đã sinh dưỡng và dạy dỗ. Trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình, sẽ thường có bài vị chính giữa, đề 4 chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” được khắc họa bằng chữ Hán Nôm hoặc bằng chữ Quốc Ngữ.  

Mẫu bài vị tổ tiên
Mẫu bài vị thờ tổ tiên

Theo nhiều tư liệu dựa trên định nghĩa “Cửu Tộc” trong Tam Tự Kinh để lý giải về “Cửu Huyền”. Đoạn liệt kê các đời trong “Cửu Huyền” bao gồm từ đời ông sơ cho đến đời cháu sơ. 

  • Cửu huyền: Bao gồm 9 đời từ ông sơ cho đến đời cháu. 
  1. Ông sơ/kị (高 祖): Cao Tổ
  2. Ông cố/cụ (曾 祖): Tằng Tổ 
  3. Ông nội (祖): Tổ
  4. Cha (父/母): Phụ Mẫu 
  5. Bản thân (己/身): Kỷ/Thân  
  6. Con trai (子): Tử 
  7. Cháu (孫): Tôn
  8. Cháu cố, con của cháu (曾孫): Tằng Tôn
  9. Cháu sơ, cháu của cháu (玄孫): Huyền Tôn

Một số ý kiến trong Phật giáo, việc thờ cúng tổ tiên đời trước, bản thân và đời sau cho thấy sự luân hồi. Nơi tổ tiên có thể đầu thai thành con cháu trong những đời sau. 

Theo Cao Đài từ điển cách sắp xếp Thất Tổ Miếu như sau:

  • Thất tổ: Gồm 7 thế hệ tổ tiên.
  1. Vị sáng lập dòng họ (始 祖): Thỉ/ Thủy Tổ 
  2. Ông nội của ông sơ (遠 祖): Viễn Tổ
  3. Cha của ông sơ (先 祖): Tiên Tổ
  4. Ông sơ/kị (高 祖): Cao Tổ
  5. Ông cố/cụ (曾 祖): Tăng Tổ 
  6. Ông nội (祖): Nội Tổ
  7. Cha (父亲): Phụ Thân

Bài vị gia tiên trong thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa gì?

Theo tín ngưỡng thờ cúng phương Đông, bàn thờ được xem là nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình và là “chốn về ngự” của tổ tiên. Người Việt ta thường có quan niệm “trần sao âm vậy” thể hiện sự kính trọng của con cháu với tổ tiên đã khuất. Chính vì thế, con cháu mong muốn cuộc sống bình an, sung túc. Thì điều thiết yếu cần làm là phải chăm chút, giữ gìn bàn thờ gia tiên một cách tươm tất, đầy đủ. Cùng với lòng biết ơn và thành kính sâu sắc. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự tri ân đối với cội nguồn, nơi từng thế hệ tổ tiên sinh thành và bảo vệ dòng dõi.

Bài vị gia tiên trong thờ cúng có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa bài vị gia tiên trong thờ cúng?

Khi con cháu thắp hương và cúi đầu trước bài vị, không chỉ tưởng nhớ mà còn tìm đến sự che chở, phù hộ của tổ tiên, với mong muốn mọi điều trong cuộc sống được suôn sẻ, an lành. Vì thế, bài vị không chỉ là vật phẩm thờ tự mà còn là một phần hồn của gia đình. Là cầu nối tâm linh giữa thế giới hiện hữu và thế giới tâm linh, bảo hộ cho các thành viên trong gia đình luôn được bình an và làm ăn thịnh vượng.

Bài vị gia tiên có mấy loại?

Trên thị trường hiện nay, có đa dạng các loại bài vị gia tiên từ chất liệu cho đến nét chữ. Tuy nhiên các loại bài vị vẫn có điểm chung là thể hiện sự tôn kính và biết ơn đối với các vị tổ tiên. Dưới đây là 1 số loại bài vị gia tiên!

Tham khảo các mẫu bài vị đặt bàn thờ gia tiên với các hoạ tiết tỉ mỉ và tinh tế của DecorNow:

Chất liệu bài vị gia tiên 

Hiện nay, bài vị gia tiên được chế tác từ nhiều chất liệu phổ biến khác nhau như gỗ, đồng, giấy, đá. Mỗi loại vật liệu không chỉ có đặc điểm riêng mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Bài vị gia tiên có mấy loại
Bài vị gia tiên gồm có mấy loại?
  • Bài vị gỗ: Được chế tác từ các loại gỗ tự nhiên như gỗ hương, gỗ gụ, gỗ dổi hoặc gỗ mít. Bài vị bằng gỗ thể hiện sự ấm áp, gần gũi và cổ kính, mang đến không gian thờ cúng trang nghiêm và linh thiêng. Ngày nay, bài vị bằng gỗ có thể dễ dàng khắc họa bằng tia Laser và được khảm trai đẹp mắt. Với các họa tiết hoa sen giúp tưởng nhớ về người thân trong gia đình. Tuy nhiên, bài vị bằng gỗ thường có độ bền kém hơn so với các loại khác do ẩm mốc và mối mọt gây ảnh hưởng. 
  • Bài vị MICA: Là loại bài vị được in trên chất liệu MICA sáng bóng, kết hợp cùng công nghệ in hiện đại. Giúp các họa tiết thêm sắc sảo, đẹp mắt mà không kém phần linh thiêng.
  • Bài vị đồng: Bài vị bằng đồng là loại bài vị được làm từ chất liệu bền bỉ và mang đến không gian thờ cúng sang trọng, uy nghiêm. Loại bài vị này nổi bật với vẻ ngoài sáng bóng, sắc nét, tượng trưng cho sự phú quý và tài lộc.
  • Bài vị đá: Là loại bài vị được khắc trên đá có độ bền cao và đẹp như đá hoa cương, đá cẩm thạch hoặc trên đá ngọc. Được người nghệ nhân khắc họa lên mặt đá các hoa văn truyền thống. Cùng với các nét chữ Hán Nôm hoặc chữ Việt. Kết hợp các biểu tượng linh thiêng như rồng, phượng, hoa sen, thể hiện sự uy nghiêm và trang trọng. Này nay, công nghệ hiện đại phát triển, ngoài việc chạm khắc bằng tay, bài vị còn được chạm khắc bằng tia Laser nên tác phẩm khá sắc nét và tinh xảo.
  • Bài vị giấy: Là loại bài vị được làm bằng giấy vàng hoặc giấy đỏ có ghi tên và danh hiệu của tổ tiên bằng chữ Hán Nôm hoặc chữ Việt. thường được sử dụng trong các dịp lễ tạm thời như ngày giỗ, Tết, hoặc các nghi lễ cúng.

Chữ trên bài vị gia tiên 

Trên bài vị gia tiên chữ viết thường có hai loại phổ biến là chữ Hán Nôm và chữ Quốc ngữ, với 3 dòng chữ mang ý nghĩa khác nhau. Bài vị chữ Hán Nôm mang nét cổ kính, trang nghiêm. Phù hợp với những gia đình muốn giữ phong tục truyền thống. Trong khi đó, bài vị chữ Quốc Ngữ dễ đọc và dễ hiểu hơn, thuận tiện cho thế hệ trẻ tiếp nối việc thờ cúng.

Chữ viết trên bài vị gia tiên

Theo quan niệm truyền thống của người Việt ta, chữ viết trên bài vị có ý nghĩa quan trọng và được tính toán kỹ lưỡng để phù hợp với người đã khuất, đặc biệt là về giới tính. Tổng số chữ trên bài vị phải chia hết cho 4 hoặc dư 3 khi chia cho 4, tuyệt đối không được dư 1 và 2. Nếu là nam rơi vào chữ Linh (số chữ chia cho 4 dư 3). Nếu là nữ rơi vào chữ Thính (số chữ chia hết cho 4). Cách đếm theo tuần tự là Quỷ – Khốc – Linh – Thính, mỗi chữ đại diện cho một ý nghĩa tâm linh khác nhau:

  • Quỷ: Đại diện cho bất an, không tốt lành.
  • Khốc: Tượng trưng cho sự buồn đau, tang thương.
  • Linh: Mang ý nghĩa linh thiêng, cao quý, phù hợp với người đã khuất là nam giới.
  • Thính: Mang ý nghĩa bình yên, phù hợp với người đã khuất là nữ giới.

Nội dung trên bài vị gia tiên: 

Chữ viết trên bài vị gia tiên được viết bằng chữ Hán Nôm hoặc chữ Việt theo thứ tự từ phải qua trái và từ trên xuống. 

  • Hàng chính giữa viết tên và vai vế người được thờ như ông sơ viết là cao tổ khảo, ông cố là tằng tổ khảo, nội nội viết là tổ khảo và cha viết là hiển khảo. Sau đó, viết tước vị của người mất (nếu có), tiếp đến là viết tên gồm tên chính hoặc tên húy, tên tự, tên hiệu hoặc tên thụy (nếu có).
  • Theo hướng nhìn từ trong ra ngoài thì bên trái được ghi ngày tháng năm sinh của người được thờ. Bên còn lại sẽ khắc ngày tháng năm mất.
  • Cuối cùng, trên bài vị thường ghi các từ như “Thần chủ”, “Linh vị”, hoặc “chi Linh vị”.

Theo phong tục, bài vị gia tiên thường được lưu giữ trong 5 đời tính từ đời quý gia chủ hiện tại. Đến đời thứ 6, bài vị sẽ được đưa vào nhà thờ của tộc họ hoặc thực hiện nghi thức hóa bài vị (đốt) để tiễn đưa.

Nội dung trên bài vị tổ tiên: 

Chữ viết trên bài vị tổ tiên được viết bằng chữ Hán Nôm hoặc chữ Việt tương tự như bài vị gia tiên. Và viết theo thứ tự từ phải qua trái, từ trên xuống. 

  • Hàng chữ chính giữa của bài vị sẽ khắc 4 chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” là dòng chữ chính, nổi bật trên bài vị. Ở cuối dòng, sẽ ghi thêm từ “Tọa Vị” để xác định vị trí trang nghiêm của bài vị trong không gian thờ cúng.
  • Hai bên là những câu chúc thường được khắc thêm các câu đối hoặc chữ mang ý nghĩa linh thiêng và cầu chúc tốt lành.

Cách lập bài vị thờ gia tiên sao cho chuẩn nhất?

Lập bài vị thờ gia tiên đúng cách là bước quan trọng trong phong tục thờ cúng, giúp thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Để lập bài vị chuẩn nhất, cần chú ý từ việc chọn chất liệu, khắc chữ đúng theo nguyên tắc, đến đặt bài vị ở vị trí trang trọng trên bàn thờ. Dưới đây là cách lập bài vị đúng nhất quý gia chủ nên biết.

Cách lập bài vị gia tiên sao cho chuẩn
Cách lập bài vị thờ gia tiên sao cho chuẩn phong thủy

Có những loại kích thước bài vị gia tiên chuẩn phong thủy nào?

Kích thước bài vị gia tiên thường được lựa chọn theo thước Lỗ Ban chuẩn phong thủy để đảm bảo mang lại tài lộc, bình an và may mắn cho gia đình. 

Một số kích thước phổ biến được dùng cho bài vị gia tiên:

  • Kích thước của bài vị gia tiên thường được quy định như phần lòng bài vị để viết chữ nên có độ rộng từ 3 đến 4 cm và chiều cao từ 13 đến 21 cm.
  • Bài vị có chiều cao 38cm x rộng 17cm thuộc cung tốt (cung Tài chí, Tiến bảo và Thêm đinh, Tài vượng).
  • Bài vị có kích thước cao 41cm x rộng 18cm thuộc cung tốt (cung Tiến bảo, Đinh và Lợi ích).
  • Cuối cùng, bài vị có chiều cao 61cm x rộng 21cm thuộc cung tốt (Lợi ích, Tài lộc và Đại cát, Tiến bảo).

Hoặc quý gia chủ có thể chọn kích thước khác phù hợp với không gian thờ theo thước Lỗ Ban.

Kích thước bài vị gia tiên chuẩn phong thủy
Kích thước thờ bài vị gia tiên chuẩn phong thủy

Một số kích thước phổ biến được dùng cho bài vị tổ tiên:

  • Đối với bài vị có chiều cao 23cm (cung Tài mang ý nghĩa tài lộc, thịnh vượng) x rộng 28cm (cung Nghĩa thể hiện sự trung thực và hòa thuận).
  • Bài vị có chiều cao 31cm (cung Tài biểu tượng cho phát đạt, thành công) x rộng 42cm (cung Nghĩa biểu hiện cho tình nghĩa, hòa thuận và bảo vệ mối quan hệ tốt đẹp).
  • Kích thước bài vị từ cao 41cm (thuộc cung Tài có ý nghĩa tài lộc, phú quý và thịnh vượng) x rộng 50cm (thuộc cung Quan tượng trưng cho quyền lực và sự thăng tiến).

Cách đặt bài vị trên bàn thờ gia tiên sao cho đúng nhất?

  • Các vật phẩm bài trí trên bàn thờ nên được đặt theo ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) giúp cân bằng phong thủy.
  • Đối với gia đình chỉ thờ tổ tiên thì bài vị có thể đặt ra chính giữa và được đặt riêng lẻ hoặc đặt trong ngai thờ.
  • Nếu quý gia chủ thờ cúng nhiều thế hệ thì nên đặt bài vị theo quy luật từ lâu đời cho đến nay. Nam tả (trái) – Nữ hữu (phải), hướng nhìn từ bàn thờ ra thì vị trí dành cho nam bên trái, còn bên phải là cho nữ giới.

Những điều cấm kị trong cách đặt bài vị gia tiên 

  • Không nên đặt bài vị gia tiên thấp hơn so với các vật phẩm khác có trên bàn thờ. Nên đặt bài vị cao hơn bát hương, đèn thờ hay các vật phẩm khác để giữ sự tôn nghiêm. 
  • Tránh đặt bài vị gần nhà bếp hoặc nhà vệ sinh gây ảnh hưởng xấu đến không gian thờ. Vì đây là những khu vực có nhiều năng lượng âm, không sạch sẽ. 
  • Quý gia chủ tránh đặt các mặt phẳng có tính phản chiếu đối diện với bài vị. Dưới chân bài vị tuyệt đối không để các thiết bị TV, máy tính, loa,… gây ảnh hưởng đến vận khí trong gia đình.
  • Không nên đặt bài vị gia tiên chung với bài vị thần linh trên bàn thờ. Nếu gia đình quý gia chủ thờ thần linh và gia tiên cùng trên một bàn thờ. Bài vị gia tiên phải được đặt bên phải và bài vị thần linh đặt bên trái theo hướng từ trong nhìn ra ngoài. Đây là những quy tắc không được thay đổi, nếu làm trái quy tắc quý gia chủ sẽ gặp phải những tai họa nghiêm trọng.
  • Nên đặt bài vị cố định và không tự ý di chuyển bài vị gia tiên thường xuyên. Nếu cần di chuyển, quý gia chủ hãy chọn ngày giờ lành để thực hiện việc di chuyển bài vị thờ gia tiên. Các ngày tốt trong tháng phù hợp để di chuyển bài vị thờ mà quý gia chủ có thể tham khảo như mùng 1 và ngày 15 âm lịch.

Nghi thức đặt bài vị gia tiên diễn ra như thế nào?

Nghi thức đặt bài vị gia tiên là một nghi thức quan trọng không chỉ thể hiện sự tôn nghiêm mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Dưới đây là cách thực hiện nghi thức đặt bài vị gia tiên, quý gia chủ có thể tham khảo. 

Nghi thức đặt bài vị gia tiên diễn ra như thế nào
Nghi thức đặt bài vị thờ gia tiên diễn ra như thế nào
  • Chọn ngày phù hợp: Việc chọn ngày giờ phù hợp cho việc đặt bài vị thờ gia tiên rất quan trọng. Quý gia chủ có thể dựa theo lịch âm hoặc từ những người am hiểu về việc thờ cúng như thầy pháp hoặc các sư thầy. 
  • Chuẩn bị các lễ vật: Chuẩn bị các lễ vật như nhang, hoa, đèn, mâm trái cây, nước và vàng mã để thực hiện nghi lễ. Tùy thuộc vào phong tục thờ cúng của từng gia đình sẽ có các lễ vật khác nhau.
  • Không gian bàn thờ luôn sạch sẽ: Để đảm bảo sự tôn nghiêm, khi đặt bài vị quý gia chủ nên lau dọn sạch sẽ bàn thờ.
  • Thực hiện nghi lễ: Quý gia chủ trong lúc thực hiện nghi lễ nên giữ tâm trạng tập trung và tỏ lòng thành kín với các vị tổ tiên. Thắp nhang cho tổ tiên và sau đó tiến hành đặt bài vị lên bàn thờ. Quý gia chủ nên đặt bài vị đúng vị trí, từ những thông tin mà DecorNow đã nêu trước đó. 
  • Kết thúc nghi lễ: Sau khi đặt bài vị quý gia chủ thực hiện đọc văn khấn và đốt vàng mã cho tổ tiên, thể hiện lòng thành kín.

Văn khấn cúng tổ tiên đầy đủ nhất

Ngoài những thông tin trên văn khấn tổ tiên cũng rất quan trọng, giúp kết nối giữa vạn vật hiện hữu trong gia đình và thế giới tâm linh với nhau. Dưới đây là những bài văn khấn cúng tổ tiên trong các dịp quan trọng như an vị bài vị, Tết Nguyên Đán, ngày giỗ, và trong các ngày rằm quan trọng.

Văn khấn cúng tổ tiên đúng nhất
Văn khấn cúng tổ tiên chi tiết và đúng nhất

Văn khấn an vị bài vị gia tiên 

Kính lạy:

  • Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần.
  • Các bậc gia tiên nội ngoại, chư vị hương linh tiền tổ.
  • Các thần linh cai quản tại nơi này.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, con là [Tên quý gia chủ], cùng toàn gia kính cẩn dâng lễ vật và bài vị mới lên bàn thờ tổ tiên. Con xin thành tâm cầu nguyện, xin các ngài chứng giám lòng thành của con cháu.

Xin các vị tổ tiên, chư vị thần linh về chứng giám và an vị bài vị gia tiên nơi bàn thờ, để chúng con có nơi cúng dường, tưởng nhớ và cầu nguyện cho tổ tiên. Xin các ngài ban cho gia đình con được sự bảo vệ, an lành và sự bình an trong cuộc sống.

Con xin nguyện một lòng hiếu kính, giữ gìn sự nghiệp gia đình, học hành thành tài, làm ăn phát đạt, bảo vệ hạnh phúc gia đình và các con cháu luôn sống đúng đạo lý.

Con xin cảm tạ các ngài đã luôn che chở, bảo vệ gia đình chúng con. Kính mong các ngài độ trì, gia đình con bình an, mọi sự thuận lợi.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Để biết thêm chi tiết về các mẫu văn khấn khác, quý gia chủ có thể tham khảo qua các mẫu văn khấn dưới đây:

Văn khấn gia tiên ngày tiên thường (cáo giỗ)

Văn khấn gia tiên ngày rằm tháng 7

Văn khấn gia tiên ngày Tết

Xem thêm các mẫu bài vị Cửu Huyền Thất Tổ của DecorNow làm nổi bật và thể hiện lòng thành kính với tổ tiên:

Những điều cần lưu ý khi lập bài vị gia tiên theo phong tục truyền thống

Để việc lập bài vị gia tiên được diễn ra tốt đẹp quý gia chủ nên lưu ý vị trí đặt bài vị, tránh viết sai tên trên bài vị,… Để tránh gặp những điều đại phạm và  không may với gia đình. 

Những điều cần lưu ý khi lặp bài vị gia tiên
Những điều cần lưu ý khi lặp bài vị gia tiên theo phong tục truyền thống
  • Tránh lập bài vị cho người mới mất: Theo phong tục truyền thống, không nên lập bài vị khi người thân vừa mất. Thông thường sau khi hoàn tất tang lễ và các nghi thức siêu độ (thường là 49 hoặc 100 ngày). Là lúc thích hợp để quý gia chủ lập bài vị, vì đây là lúc linh hồn của người đã khuất được ổn định.
  • Tránh viết sai thông tin trên bài vị gia tiên: Thông tin trên bài vị thờ gia tiên cần được viết chính xác. Bao gồm chức vị, họ tên, năm sinh và năm mất. Nếu thông tin trên bài vị có sai sót sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho gia đình.
  • Không nên dùng bút chì hoặc bút mực để viết bài vị gia tiên: Bài vị gia tiên nên được khắc hoặc viết bằng mực đỏ hoặc vàng, tượng trưng cho sự bền vững và trường tồn. Tránh sử dụng bút chì hoặc bút mực, vì dễ phai mờ và thiếu tính trang nghiêm.
  • Nên để bài vị gia tiên ở nơi trang nghiêm: Quý gia chủ nên đặt bài vị thờ tổ tiên ở vị trí cao ráo, trang trọng và yên tĩnh. Tránh đặt những nơi ồn ào, ẩm ướt. Tránh đặt bài vị ở khu vực nhà vệ sinh gây ảnh hưởng đến sự tôn kính.
  • Không nên di chuyển bài vị nhiều lần: Bài vị gia tiên là biểu tượng linh thiêng và là nơi kết nối giữa gia đình với tổ tiên. Do đó, quý gia chủ hạn chế việc di chuyển bài vị để không làm xáo trộn đến tâm linh. Khi cần di chuyển, hãy thực hiện các nghi lễ xin phép và di chuyển cẩn trọng.

Thỉnh bài vị gia tiên ở đâu giá tốt?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nơi cung cấp các mẫu bài vị gia tiên với đa dạng chất liệu và thiết kế. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm và giá cả không phải lúc nào cũng tương xứng, dẫn đến việc lựa chọn một nơi uy tín, giá cả hợp lý trở nên khó khăn. Nếu quý gia chủ quan tâm và đang tìm nơi thỉnh bài vị gia tiên giá tốt thì DecorNow sẽ là lựa chọn lý tưởng để gửi gắm. Với sự uy tín và chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm bền đẹp, được làm từ những chất liệu cao cấp, nhập khẩu từ nước ngoài. Cùng với chính sách hậu mãi, bảo hành rõ ràng, minh bạch, mang đến sự an tâm và hài lòng. 

Thỉnh bài vị gia tiên ở đâu giá tốt uy tín
Thỉnh bài vị gia tiên ở đâu giá tốt nhất?

Kết luận

Bài vị gia tiên, một vật phẩm thờ linh thiêng, quan trọng trong phong tục thờ cúng từ thế hệ cha ông. Thông qua bài viết, hy vọng quý gia chủ đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bài vị gia tiên và biết được các bước lập bài vị chuẩn chỉnh, từ khâu chuẩn bị, chọn ngày đến vị trí đặt bài vị trên bàn thờ. Từ những kiến thức mà chúng tôi cung cấp mong sẽ giúp quý gia chủ thực hiện việc thờ cúng đúng cách, mang lại sự an yên và phước lành cho gia đạo.

Câu hỏi thường gặp

Bài vị gia tiên là gì?

Bài vị gia tiên là một tấm thẻ được làm bằng gỗ, giấy hoặc bằng đồng. Trên tấm thẻ có khắc tên, chức vị, hai bên là năm sinh và năm mất của người đã khuất. Trên mặt bài vị gia tiên thường đề chữ Quốc Ngữ hoặc chữ Hán Nôm.

Nên thờ bài vị gia tiên hay thờ ảnh?

Việc thờ bài vị hoặc ảnh gia tiên phụ thuộc vào từng phong tục thờ cúng của mỗi gia đình. Thờ ảnh gia tiên sẽ giúp con cháu tưởng nhớ hình ảnh người thân dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thờ bài vị thể hiện lòng biết ơn và thành kính với tổ tiên.

Nên chọn chất liệu nào cho bài vị gia tiên?

Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà chất liệu bài vị gia tiên sẽ được lựa chọn khác nhau. Trong đó, chất liệu gỗ và đồng là hai loại được ưa chuộng nhất. Vì chúng có độ bền cao và mang đến vẻ đẹp trang trọng cho không gian thờ cúng. 

Tại sao cần sử dụng bài vị gia tiên?

Sử dụng bài vị gia tiên là cách để con cháu tưởng nhớ và tôn kính đối với các bậc tiền nhân và tổ tiên đã nuôi dưỡng, dạy dỗ.

Mua bài vị gia tiên ở đâu uy tín chất lượng?

Để mua bài vị gia tiên chất lượng và uy tín tại TP.HCM, DecorNow là lựa chọn lý tưởng. Tại đây, chúng tôi cung cấp các sản phẩm chất lượng, chất liệu được nhập khẩu từ nước ngoài. Và được hai đài truyền hình uy tín như VTV, HTV1 phỏng vấn, đưa tin về độ uy tín cũng như chất lượng của sản phẩm.

Bài vị thờ gia tiên nên viết chữ Hán Nôm hay chữ Việt?

Theo từng quan niệm và phong tục thờ cúng của mỗi gia đình sẽ lựa chọn mẫu bài vị phù hợp. Trong đó, Chữ Hán Nôm là phong cách cổ xưa, được sử dụng từ lâu đời trong các bài vị truyền thống. Bên cạnh đó, Bài vị viết bằng chữ Việt giúp con cháu dễ dàng đọc và hiểu rõ ý nghĩa cũng như thông tin trên bài vị. Đặc biệt, là đối với thế hệ trẻ không biết đọc chữ Hán Nôm.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho quý gia chủ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *