cach treo tranh truc chi thumbnail decornow

CÁCH TREO TRANH TRÚC CHỈ HỢP PHONG THUỶ, THU HÚT TÀI LỘC

Tranh trúc chỉ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Treo tranh trúc chỉ đúng cách sẽ thể hiện hết vẻ đẹp và giá trị phong thuỷ của tranh. Trong bài viết này, quý gia chủ hãy cùng DecorNow tìm hiểu cách treo tranh trúc chỉ sao cho hài hòa, hợp phong thủy và tôn lên vẻ trang trọng của không gian nhà nhé!

1. Nên treo tranh trúc chỉ ở đâu?

Tranh trúc chỉ với vẻ đẹp thanh tao và tinh tế, có thể góp phần tạo nên điểm nhấn độc đáo cho nhiều không gian sống và làm việc. Nếu treo đúng nơi, tranh trúc chỉ không chỉ làm đẹp căn phòng mà còn giúp cải thiện phong thuỷ cho ngôi nhà.

Tranh trúc chỉ nên treo ở:

  • Phòng thờ
  • Phòng khách
  • Phòng bếp
  • Phòng ngủ
  • Phòng làm việc
  • Trên cầu thang

Tranh trúc chỉ nổi tiếng với khả năng xuyên sáng, tỏa ra ánh sáng vàng rực rỡ, mang đến vẻ đẹp sang trọng và ấm cúng mọi cho không gian sống. Trong phong thủy, màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn, tài lộc và phú quý. Chính vì thế, tranh trúc chỉ luôn là lựa chọn hàng đầu của các quý gia chủ.

Nên treo tranh trúc chỉ ở đâu?
Nên treo tranh trúc chỉ ở đâu?

Tranh trúc chỉ thường được sử dụng để trang trí trong phòng thờ. Khi được thắp sáng, bức tranh như tỏa ra nguồn năng lượng tích cực, ấm áp cho không gian thờ cúng. Ánh sáng vàng dịu nhẹ tạo cảm giác thanh tịnh, trang nghiêm. 

Ngoài phòng thờ, những không gian khác như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng làm việc,… cũng là không gian lý tưởng để treo tranh trúc chỉ. Bức tranh sẽ trở thành điểm nhấn ấn tượng, thu hút mọi ánh nhìn và tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi cho căn phòng. 

Tranh trúc chỉ Phật giáo như hình ảnh Phật, chữ Vạn, chữ Om, bồ đề, Mandala, bát nhã tâm kinh,… hay tranh trúc chỉ Cửu Huyền Thất Tổ được xem là những vật phẩm linh thiêng, phù hợp treo ở không gian trang trọng như phòng thờ, phòng khách. Treo những tranh này ở khu vực sinh hoạt chung như phòng ngủ, phòng bếp, phòng làm việc,… có thể tạo cảm giác kém trang nghiêm, tôn kính.

Những tranh trúc chỉ mang hoạ tiết hoa sen, tre, trúc, cá chép,…thì thích hợp cho mọi không gian sống. Những hình ảnh này không chỉ mang ý nghĩa tốt đẹp mà còn tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu.

2. Hướng dẫn cách treo tranh trúc chỉ hợp phong thuỷ

Tranh trúc chỉ không chỉ là điểm nhấn nghệ thuật tinh tế mà còn là cầu nối thu hút vượng khí, mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Để bức tranh phát huy tối đa giá trị thẩm mỹ và phong thủy, quý gia chủ cùng DecorNow tham khảo cẩm nang chi tiết sau:

Đầu tiên, quý gia chủ chọn hướng treo tranh trúc chỉ. Theo phong thuỷ, mỗi hướng đều mang ý nghĩa riêng, quý gia chủ hãy chọn hướng treo tranh theo mong muốn và ý nguyện của mình.

  • Hướng Đông: Thuộc cung Gia Đạo, tượng trưng cho sức khỏe và sự hòa thuận. Treo tranh ở hướng này giúp gia đình êm ấm, con cháu khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Hướng Đông thuộc hành Mộc, Mộc sinh Hoả, rất tốt cho người mệnh Mộc và Hỏa.
  • Hướng Nam: Thuộc cung Danh Vọng, đại diện cho danh tiếng và sự nghiệp. Treo tranh ở hướng Nam giúp gia chủ gặp nhiều thuận lợi trong công việc, thăng tiến nhanh chóng và gặt hái nhiều thành công. Hướng Nam thuộc hành Hỏa, Hoả sinh Thổ, rất tốt cho người mệnh Hỏa và Thổ.
  • Hướng Đông Nam: Thuộc cung Tài Lộc, thu hút tài lộc, phú quý và thịnh vượng cho gia chủ. Treo tranh trúc chỉ hướng này giúp gia tăng tài vận và công việc kinh doanh phát đạt. Hướng Đông Nam thuộc hành Mộc, rất tốt cho quý gia chủ thuộc mệnh Mộc và Hỏa vì Mộc sinh Hỏa. Vì vậy, người mệnh Mộc và Hỏa nên treo tranh theo hướng này.
  • Hướng Tây và Tây Bắc: Thuộc hành Kim, tượng trưng cho sự ổn định, bền vững và tài lộc. Treo tranh ở hướng này giúp gia chủ mệnh Kim và Thủy gặp nhiều may mắn, tài lộc và sự nghiệp thăng tiến. Hướng Tây thuộc hành Kim, rất tốt cho người mệnh Kim và Thủy vì Kim sinh Thủy. Vì vậy, người mệnh Kim và Thủy nên treo tranh ở hướng này.
  • Hướng Bắc: Hướng Bắc đại diện cho cung Quan Lộc, liên quan đến sự nghiệp, công việc và kinh doanh của gia đình. Việc treo tranh ở hướng này giúp gia chủ gặp nhiều thuận lợi, sự nghiệp tiến triển và bền vững. Hướng Bắc thuộc hành Thủy, theo nguyên lý tương sinh Kim sinh Thủy, nên đặc biệt phù hợp cho những người mang mệnh Thủy và Kim.
Hướng dẫn cách treo tranh trúc chỉ hợp phong thuỷ
Hướng dẫn cách treo tranh trúc chỉ hợp phong thuỷ

Quý gia chủ lưu ý không nên treo tranh trúc chỉ ở hướng Ngũ Quỷ. Hướng Đông Bắc và Tây Nam được coi là hướng Ngũ Quỷ. Ngũ quỷ là “ 5 con quỷ, biểu tượng cho năm nguồn năng lượng tiêu cực hoặc bất lợi. Những hướng này thường mang lại sự rủi ro, không may mắn và khó khăn cho gia chủ.

Tiếp theo là chuẩn bị công cụ để hỗ trợ treo tranh trúc chỉ. Để treo tranh một cách cân đối và hài hòa, quý gia chủ cần chuẩn bị các công cụ sau:

  • Thước dây: Dùng để đo đạc khoảng cách, đảm bảo tranh được treo cân đối.
  • Bút: Dùng để đánh dấu vị trí treo tranh. Đánh dấu càng chi tiết thì tranh khi treo lên mới cân đối.
  • Búa: Dùng để đóng đinh treo tranh.
  • Đinh hoặc móc treo tranh: Chọn đinh theo kích thước và trọng lượng của tranh. Nếu tranh có kích thước lớn thì nên chọn đinh lớn, đảm bảo chịu lực tốt. Nếu tranh có kích thước nhỏ thì sử dụng đinh nhỏ. Mặc dù có thể dùng móc treo, nhưng móc treo sẽ không bền vì thời gian dài móc treo sẽ bị hết keo và tranh bị rớt xuống, ảnh hưởng đến mặt tranh. Quý gia chủ nên cân nhắc chọn dụng cụ treo tranh cho phù hợp.

Đặc biệt, khi mua sản phẩm tranh trúc chỉ in tại DecorNow, Quý gia chủ sẽ được tặng ngay bộ đinh 3 chân treo tranh tiện lợi. Đặc biệt được nhân viên tư vấn, hỗ trợ chọn kích thước tranh và cách treo tranh chuẩn phong thuỷ. 

Công cụ hỗ trợ treo tranh trúc chỉ
Công cụ hỗ trợ treo tranh trúc chỉ

Tiếp đến là xác định vị trí treo tranh trúc chỉ. Để đảm bảo treo tranh cân đối, quý gia chủ cần lưu ý những điểm sau:

Đối với phòng thờ:

  • Vị trí: Nên treo tranh ở vị trí trung tâm, cân xứng với bàn thờ. Tránh treo tranh ở góc khuất hoặc nơi thiếu ánh sáng. Vị trí trung tâm không chỉ giúp bức tranh nổi bật mà còn tạo sự cân đối và hài hòa cho không gian thờ cúng.
  • Khoảng cách: Tùy vào kích thước bàn thờ, tranh nên được treo cao hơn bàn thờ và phải cao hơn hoặc bằng đầu tượng. Điều này thể hiện sự tôn kính đối với bề trên. Khoảng cách lý tưởng giúp bức tranh không chỉ đẹp mắt mà còn tạo cảm giác trang nghiêm, tôn kính.
  • Cân đối và thẩm mỹ: Đảm bảo tranh được treo thẳng và cân đối so với bàn thờ. Sử dụng thước dây để đo đạc và bút để đánh dấu vị trí chính xác. Khi treo tranh, hãy kiểm tra lại để đảm bảo tranh không bị lệch.

Đối với phòng khách: 

  • Vị trí: Nên treo tranh ở vị trí cao trong phòng như trên tivi, trên ghế sofa để mọi người đều có thể nhìn thấy.
  • Khoảng cách: Nên cách tivi khoảng 20-25 cm và cách sofa 20-30 cm. Điều này không chỉ làm cho không gian phòng khách trở nên đẹp mắt hơn mà còn tạo điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn.
  • Cân đối và thẩm mỉ: Treo tranh sao cho tranh thẳng và cân đối so với sofa, tivi hoặc mặt sàn. Sử dụng thước dây để đo, sau đó đánh dấu vị trí bằng bút để đảm bảo sự chính xác. Trước khi treo tranh, nên đặt tranh lên xem tranh đã cân đối hay chưa, sau đó tiến hành điều chỉnh sao cho cân đối.

Đối với phòng ngủ: 

  • Vị trí: Nên treo tranh ở đầu giường hoặc bức tường đối diện giường ngủ để tạo cảm giác thư giãn và dễ chịu. 
  • Khoảng cách: Quý gia chủ đặt tranh cách đầu giường khoảng 20-30 cm hoặc cách sàn nhà khoảng 140-150 cm. Như thế sẽ tạo cảm giác dễ chịu khi thư giãn và nghỉ ngơi.
  • Cân đối và thẩm mỹ: Đảm bảo tranh được treo thẳng và cân đối với giường hoặc các đồ nội thất khác trong phòng. Tranh nên được đặt thử trước để đảm bảo vị trí và góc nhìn phù hợp, sau đó mới tiến hành treo cố định.

Đối với phòng bếp: 

  • Vị trí: Để không gian phòng bếp trang trọng và ấm cúng, quý gia chủ nên treo tranh trúc chỉ ở khu vực phía trên bàn ăn. Nếu bàn ăn được đặt ở giữa nhà, quý gia chủ có thể treo tranh trúc chỉ trên tường gần nhất với bàn ăn. Điều này vẫn giúp tranh trở thành điểm nhấn nghệ thuật mà không làm mất đi sự cân đối của không gian.
  • Khoảng cách: Cách bàn ăn khoảng 20-30 cm hoặc cách sàn nhà 150-160 cm. 
  • Cân đối và thẩm mỹ: Trước khi treo tranh, ướm thử tranh lên vị trí đã chọn. Việc này giúp quý gia chủ hình dung rõ hơn về bố cục tổng thể, tranh đã được cân đối so với bàn ăn và sàn nhà chưa. 

Đối với phòng làm việc:

  • Vị trí: Quý gia chủ nên đặt tranh trúc chỉ ở phía sau bàn làm việc hoặc đối diện bàn làm việc. Để bức tranh toả ra năng lượng tốt lành, thúc đẩy tinh thần làm việc.
  • Khoảng cách: Cách bàn làm việc khoảng 20-30 cm, cách sàn nhà khoảng 140-150 cm.
  • Cân đối và thẩm mỹ: Để treo được bức tranh ở vị trí ưng ý nhất, quý gia chủ nên dành thời gian cân nhắc kỹ lưỡng vị trí đặt tranh. Hãy thử đặt tranh lên vị trí dự kiến và quan sát tổng thể không gian, trả lời các câu hỏi: Bố cục đã hài hòa chưa? Tỉ lệ giữa tranh với bàn làm việc, với khoảng cách đến sàn nhà đã hợp lý chưa? Từ những so sánh trực quan này, quý gia chủ có thể dễ dàng điều chỉnh vị trí treo tranh sao cho phù hợp nhất.

Đối với khu vực trên cầu thang:

  • Vị trí: Nên treo tranh trúc chỉ ở vị trí chính giữa cầu thang, tạo điểm nhấn cho không gian cầu thang. 
  • Khoảng cách: Quý gia chủ cân nhắc treo tranh ở khoảng ⅔ chiều cao cầu thang, khoảng cách tối thiểu từ đỉnh tranh đến trần nhà là 15cm.
  • Cân đối và thẩm mỹ: Quý gia chủ điều chỉnh sao cho bức tranh cân đối với căn phòng. Xem thử liệu rằng tranh có ở giữa trần nhà và sàn nhà, giữa đầu và chân cầu thang chưa. Sau đó dùng bút đánh dấu lại những điểm quan trọng và chuẩn bị treo tranh.

Lưu ý, những bức tranh trúc chỉ có đèn thường có đường dây điện ở mặt sau, phía dưới của tranh. Quý gia chủ nên lựa chọn vị trí treo tranh sao cho dây điện vừa đủ tới ổ cắm. Đặc biệt, nên cắm dây điện theo đúng chiều được thiết kế sẵn, tránh để lộ đường dây hoặc để dây bị gấp khúc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bức tường.

Cuối cùng là tiến hành treo tranh trúc chỉ. Sau khi đã hoàn tất các bước chuẩn bị và lựa chọn được vị trí ưng ý, chúng ta sẽ tiến hành treo tranh. Đầu tiên, quý gia chủ hãy dùng bút chì đánh dấu vị trí muốn đóng đinh lên tường. Sau khi đã chắc chắn về vị trí, quý gia chủ hãy dùng búa đóng cố định đinh treo lên tường. Tiếp theo, hãy nhẹ nhàng treo tranh lên đinh và quan sát lại một lần nữa xem tranh đã thực sự cân đối hay chưa. 

Nếu chưa ưng ý, quý gia chủ có thể tháo tranh xuống, đóng đinh cũ thẳng vào tường hoặc dùng kìm rút đinh cũ ra, sau đó đóng đinh mới sang bên cạnh một chút và điều chỉnh lại vị trí treo tranh cho đến khi ưng ý nhất.  

Lưu ý, việc căn chỉnh vị trí đánh dấu lần đầu rất quan trọng. Hãy quan sát thật kỹ để đảm bảo tranh được treo chính xác, tránh việc phải điều chỉnh nhiều lần, gây mất cân đối cho không gian phòng và mất thẩm mỹ cho bức tường vì mỗi lần tháo đinh ra sẽ để lại lỗ trên tường, khi đóng cây đinh thay thế cũng sẽ gặp khó khăn.

3. Mẹo và lưu ý khi treo tranh trúc chỉ

Để việc treo tranh trở nên đơn giản và hiệu quả, DecorNow xin chia sẻ một số mẹo nhỏ giúp quý gia chủ căn chỉnh tranh cân đối ngay từ lần đầu tiên:

Cách Lắp Đặt Tranh Trúc Chỉ:

  • Tranh Cỡ Phổ Biến: Với tranh trúc chỉ cỡ nhỏ và vừa, quý gia chủ có thể sử dụng đinh nhỏ. Đánh dấu vị trí treo bằng bút chì, sau đó đóng đinh và treo tranh lên.
  • Tranh Cỡ Lớn: Để đảm bảo an toàn và chắc chắn, quý gia chủ nên sử dụng vít nở hoặc tắc kê chuyên dụng cho tường. Đánh dấu vị trí treo, khoan lỗ và lắp đặt vít nở/tắc kê. Sau đó, treo tranh trúc chỉ lên.

Để đảm bảo tranh trúc chỉ phát huy được hết công dụng về phong thủy, quý gia chủ cần lưu ý không treo tranh ở những vị trí sau:

  • Khu vực gần nhà tắm: Nhà tắm là nơi ô uế, khi treo tranh ở khu vực này sẽ ảnh hưởng đến phong thủy, không tốt cho gia đạo.
  • Đối diện cửa chính: Dân gian quan niệm rằng, cửa chính là nơi tiếp nhận các nguồn năng lượng, có thể là năng lượng tốt hoặc xấu. Việc treo tranh ở đối diện cửa chính sẽ cản đường và thay đổi nguồn năng lượng, làm cho nguồn năng lượng trong nhà bị xáo trộn.
  • Nơi tối, âm u: Theo phong thủy, đặt tranh trúc chỉ ở những nơi tối thì tranh sẽ hút những năng lượng xấu về cho ngôi nhà. Quý gia chủ nên đặt tranh ở nơi sáng, hứng được ánh sáng mặt trời để tranh nạp được những nguồn năng lượng tốt. 
  • Dưới gầm cầu thang: Như đã nói ở trên, dưới gầm cầu thang cũng được xem là một trong những nơi tối và âm u trong nhà, nơi có nguồn năng lượng xấu. 
Lưu ý không treo tranh ở những vị trí
Lưu ý không treo tranh ở những vị trí

Khi treo tranh trong nhà, không chỉ cần chú ý đến yếu tố thẩm mỹ mà còn cần xem xét các yếu tố phong thủy và môi trường xung quanh. Tranh trúc chỉ treo đúng vị trí không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn mang lại năng lượng tích cực, may mắn và bình an cho gia đình. Vì vậy, hãy luôn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định vị trí treo tranh để đảm bảo sự hài hòa và cân bằng trong ngôi nhà của quý gia chủ.

4. Cách chọn tranh trúc chỉ thu hút tài lộc, may mắn 

Tranh trúc chỉ với vẻ đẹp tinh tế và độc đáo, là một lựa chọn hoàn hảo để tô điểm cho mọi không gian sống. 

Đối với không gian linh thiêng như phòng thờ, tranh trúc chỉ không chỉ thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế của gia chủ mà còn gửi gắm mong muốn về một cuộc sống an yên, may mắn và tài lộc. Những bức tranh mang ý nghĩa tốt đẹp như Đức Phật, Bồ Tát, Mandala, bát nhã tâm kinh, chữ Vạn, chữ Om… thường được lựa chọn để cầu mong sự bình an, tĩnh tâm và may mắn cho gia đình. Để tăng thêm phần lung linh và ấm cúng cho không gian thờ tự, gia chủ nên ưu tiên chọn tranh có tích hợp đèn LED.

Bên cạnh phòng thờ, tranh trúc chỉ cũng có thể được sử dụng để tạo điểm nhấn cho các không gian khác trong ngôi nhà. Phòng khách thêm phần sang trọng và ấm áp với những bức tranh hoa sen, tre, trúc, cá chép, tranh chữ… Phòng ngủ thêm phần lãng mạn và thư giãn với những bức tranh hoa lá nhẹ nhàng hay những hình ảnh thiên nhiên thanh bình. 

Ngoài ra, những không gian khác như phòng làm việc, phòng bếp hay cầu thang cũng nên trang trí một bức tranh trúc chỉ. Nó sẽ trở thành điểm nhấn ấn tượng cho mỗi không gian trong ngôi nhà.

Tranh trúc chỉ với vẻ đẹp thanh tao và tinh tế là lựa chọn tuyệt vời để tô điểm cho không gian sống thêm phần ấn tượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách treo tranh trúc chỉ sao cho hài hòa, đẹp mắt và phát huy tối đa giá trị về mặt phong thuỷ. Bài viết trên đây, DecorNow hy vọng sẽ là cẩm nang hữu ích giúp quý gia chủ chọn được những vị trí “vàng” để treo tranh trúc chỉ.

Sau khi đã biết cách treo tranh trúc chỉ, quý gia chủ hãy khám phá thêm quy trình tạo ra những tác phẩm tranh nghệ thuật trúc chỉ truyền thống và in qua bài viết “Cách làm tranh trúc chỉ“. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước để quý gia chủ có thể tự tay trải nghiệm chế tác một bức tranh trúc chỉ độc đáo và tinh tế.

5. Câu hỏi thường gặp

1. Tại sao nên trang trí phòng thờ bằng tranh trúc chỉ?

Trang trí phòng thờ bằng tranh trúc chỉ không chỉ thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế mà còn gửi gắm mong muốn về sự bình an, may mắn và tài lộc cho gia đình. Tranh trúc chỉ có đèn sẽ làm cho không gian phòng thờ trở nên lung linh và ấm cúng hơn, tạo cảm giác trang nghiêm và thanh tịnh.

2. Cần chuẩn bị những gì để treo tranh trúc chỉ?

Để treo tranh trúc chỉ, quý gia chủ cần chuẩn bị các công cụ sau: thước dây, bút chì, búa, đinh treo tranh. Đặc biệt, khi mua tranh trúc chỉ tại DecorNow, quý gia chủ sẽ được tặng bộ đinh treo tranh và được nhân viên hướng dẫn chi tiết để có thể tự tay treo tranh một cách dễ dàng và chính xác nhất tại nhà. 

3. Vệ sinh tranh sau khi treo như thế nào?

Để giữ cho tranh trúc chỉ luôn sạch sẽ và bền đẹp, quý gia chủ nên:

  • Sử dụng khăn mềm: Sử dụng khăn mềm nhẹ nhàng lau bề mặt tranh để loại bỏ bụi bẩn. 
  • Vệ sinh định kỳ: Lau tranh ít nhất một lần mỗi tháng để giữ cho tranh luôn sáng đẹp.

Đối với tranh trúc chỉ in, tranh được in trực tiếp trên MICA tráng gương. Vì vậy, quý gia chủ chỉ nên dùng nước để vệ sinh mặt tranh. Không nên dùng hóa chất vì mặt tranh sẽ bị ảnh hưởng và làm phai màu tranh. Các họa tiết trên tranh sẽ không còn rõ rệt nữa.

Đối với tranh trúc chỉ truyền thống: Nếu tranh được lồng khung kính hoặc MICA thì có thể dùng nước và dùng hoá chất để vệ sinh. Đối với tranh không được áp dụng lồng khung kính thì sử dụng cây chổi có đầu lông mềm để vệ sinh tranh. Thao tác nên nhẹ nhàng để không làm mất đi các hoạ tiết của tranh. 

4. Có cần thuê thợ để treo tranh không?

Tranh nhỏ và nhẹ: Gia chủ có thể tự treo tranh bằng các công cụ đơn giản như thước dây, bút chì, búa và đinh.

Tranh lớn và nặng: Nên thuê thợ chuyên nghiệp để đảm bảo tranh được treo chắc chắn và an toàn, tránh rủi ro hư hỏng hoặc tai nạn.

Hãy liên hệ DecorNow qua thông tin bên dưới, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc cho quý gia chủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *