BIA CONG DUC 1

Công đức là gì? So sánh giữa công đức và phước đức

5/5 - (4 bình chọn)

Công đức được nhắc đến rất nhiều trong tín ngưỡng Phật giáo và trong cuộc sống. Vậy công đức là gì? Không phải ai cũng nắm rõ ý nghĩa của khái niệm này, mà còn nhầm lẫn sang khái niệm phước đức. Trong bài viết này, quý đạo hữu hãy cùng DecorNow tìm hiểu khái niệm của công đức, phân biệt giữa công đức và phước đức.

Công đức là gì?

Công đức là do việc duy trì tu tập bên trong mà có. Khai thông tâm trí, thanh lọc nội tâm, phát huy tuệ giác để từ đó chứng ngộ chân lý, dứt được phiền não. Công đức là nhờ vào việc tu tập bản thân cho nên không dễ dàng mất đi trong thoáng chốc. Người có công đức đủ nhiều sẽ thoát khỏi vòng luân hồi sinh – lão – bệnh – tử và đạt được chánh quả.

Công đức là gì?
Công đức là gì?

Để trả lời kỹ hơn cho câu hỏi công đức là gì, trước tiên cần biết rằng Đức Phật đã dạy chúng ta có rất nhiều cách để tạo công đức cho bản thân. Đức Phật đã phổ biến về tầm quan trọng của công đức trong việc tạo ra một tình trạng an lành cho con người trong thế giới này và trong cả cõi tiếp theo. 

Công đức không chỉ là đặc điểm tốt đẹp mà mỗi người cần phải nuôi dưỡng và phát triển, mà còn là một nguồn năng lượng mạnh mẽ giúp chúng ta vượt qua những thử thách của cuộc sống. Bằng cách thực hiện các hành động tốt với lòng tốt, chúng ta sẽ thu hoạch được phước lành trong cuộc sống hiện tại và cả trong tương lai.

Ý nghĩa của công đức

Đức Phật dạy cho chúng ta cách tạo công đức bằng nhiều hành động khác nhau. Trong đó có 3 cách chính bao gồm giúp đỡ mọi người xung quanh (hạnh Bố thí), sống theo đạo đức (Giới hạnh) và tu tập phát triển tâm trí (Hành thiền). Ba phương pháp này cũng tượng trưng cho 3 căn thiện của con người bao gồm Không Tham – Không Sân – Không Si.

Con người khi có những hành động sẻ chia, giúp đỡ, đùm bọc, cứu giúp, làm nhiều việc thiện, tình nguyện giúp đỡ cha mẹ, anh chị em, họ hàng, đồng hương, bà con làng xóm láng giềng, hay người xa lạ; kính trên nhường dưới, kính trọng người lớn tuổi và nhường nhịn, san sẻ cho trẻ con; chia sẻ những bài học, kinh nghiệm; tha mạng và phóng sinh con vật, cứu sống thiên nhiên… với cái tâm thiện, không suy nghĩ đến chuyện báo đáp, đầu óc không tạp niệm thì đó đều là những công đức cao cả. Hạnh Bố thí ứng với Không Tham (Alobha).

Con người chúng ta sống không làm trái giới hạnh, không gây tội lỗi, không âm mưu toan tính, không làm hại người khác, không gây khổ đau cho bất kỳ ai, không giết hại các loài vật, không phá hoại thiên nhiên, môi trường sống… không hận thù, ghét bỏ, luôn luôn hoan hỉ vui vẻ với mọi người. Đều là những việc làm tu dưỡng tâm tính bản thân. Giới hạnh ứng với Không Sân (Adosa).

Thường xuyên hành thiền để khai mở trí tuệ thông suốt, hiểu biết hơn trước những vấn đề sự việc. hành thiền tập trung tâm trí vào một đối tượng cụ thể để rèn luyện nhận thức, bình ổn cảm xúc và suy nghĩ. Giữ tâm trí luôn thanh tịnh, minh mẫn, không mù quáng, không phân tâm trước những cám dỗ, tà kiến để chuyên tâm làm việc thiện. Hành thiền ứng với Không Si (Amoha).

Hành động thiện nguyện
Hành động thiện nguyện

Tích cực tu tập theo giới hạnh sẽ giúp cho bản thân con người giữ giới, tránh khỏi Tham – Sân – Si. Từ đó không tạo nghiệp chướng, cuộc sống không còn khổ đau, giải thoát bản thân khỏi vòng luân hồi sinh tử. Phật giáo không trú trọng vào việc cầu nguyện hay van xin, mà phải chính bản thân phải tự tu tập. Cầu nguyện Phật để dẫn lối cho bản thân đi những con đường đúng đắn, nhưng chủ yếu vẫn là chính bản thân phải tự giải thoát khổ đau.

Hạnh Bố thí cho đi tiền, cơm, áo… mà không có bất cứ sự mong cầu hay báo đáp gì thì mới tạo công đức. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn bố thí với mong muốn sẽ được đền đáp, cuộc sống mai sau sẽ gặp nhiều may mắn… đó không phải là công đức, mà đó chính là phước đức. Vậy phước đức là gì?

Vì sao cần phát tâm công đức?

Đức Phật thường dạy rằng sự nhận thức về sự khác biệt giữa thân thể và tâm hồn là quan trọng trong việc tiến bộ trên con đường tu hành. Thân thể, với sự chậm trễ và nặng nề của nó, thường bị ràng buộc bởi thế giới vật chất và thời gian. Trong khi đó, tâm hồn là một thực thể linh hoạt, nhanh nhạy và có thể du hành qua không gian và thời gian một cách tức thì.

Việc hiểu rõ và quản lý tâm hồn đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được sự bình an và hạnh phúc. Đức Phật dạy rằng tâm hồn là thứ nhanh nhất trên thế giới và là nguồn gốc của tất cả các trạng thái tinh thần và cảm xúc.

Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc cầu nguyện hay van xin mà thay vào đó, tập trung vào việc thực hành và hành đạo. Tự hành thiện và tạo công đức là con đường mà mỗi người phải đi để đạt được sự giác ngộ và hạnh phúc cuộc sống.

Tạo công đức có thể được thực hiện thông qua việc áp dụng ba cách chính: bố thí (hành động thiện), giữ giới (tuân thủ đạo đức), và hành thiền (luyện tâm). Điều này giúp tạo ra một cộng đồng hòa bình và hạnh phúc, nơi mà mọi người sống với lòng rộng lượng và chia sẻ, tránh xa tính ích kỷ và keo kiệt. Đó là lý do vì sao tạo công đức và thực hành các hành động thiện lương là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp và hòa bình.

So sánh giữa Công đức và Phước đức

Phước đức là gì?

Phước đức là kết quả của những hành động, lời nói, suy nghĩ mang tính thiện lương, hỗ trợ, giúp đỡ, khích lệ, an ủi, đem lại giá trị tốt cho người khác với ý muốn được giúp đỡ lại hay sẽ gặp được nhiều may mắn về sau. Phước đức, hay còn được gọi là phúc đức, phước báu, là những thiện nghiệp được con người tạo ra, nó giúp chuyển hoá các ác nghiệp trong quá khứ, nhờ đó giúp tránh các tai hoạ và cuộc sống an yên hơn. Phước báu mỗi người mỗi khác, càng gây ác nghiệp sẽ càng khiến phước báu giảm đi.

Con người càng làm nhiều việc thiện, phước đức càng được tích trữ, đời đời sẽ sống trong an lạc, hạnh phúc. Phước đức giúp con người sống một cuộc sống yên bình, an yên, sung túc, được người đời khen ngợi nhưng không giúp con người dẹp bỏ phiền não, hoá giải Tham – Sân – Si và không thể tách rời quy luật luân hồi.

Phuoc duc
Phước đức là gì?

Công đức và Phước đức

Công đức và phước đức là hai khái niệm khác nhau nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn. Cùng là hạnh Bố thí, khi chúng ta cho đi của cải, cúng dường, từ thiện từ cái tâm, không cần báo đáp, chỉ đơn giản mong muốn giúp đỡ người khác, đó là công đức vô lượng. Còn nếu chúng ta cúng dường cầu nguyện mai sau sẽ giàu có, hay tụng kinh, niệm Phật nhưng tâm trí không thanh tịnh, vẫn còn những ý định, suy nghĩ sẽ tạo ra phước đức.

Công đức là do tu tập bên trong. Tâm trí phải tịnh, minh mẫn nhận biết đúng sai, không than phận, luôn hoan hỉ, bản thân tự do tự tại, tiếp tục tu tập, giúp đỡ, giữ giới, hành thiền, như vậy sẽ thoát được vòng luân hồi. Phước đức là nhờ vào tu tập bên ngoài, mong muốn cuộc sống an lạc, tích cực làm việc thiện, xây dựng xã hội, như vậy sẽ tích được phước báu, cuộc sống đỡ lo đỡ cực, được mọi người quý mến, ngợi ca.

Công đức và phước đức
Công đức và phước đức

Trong con đường tu hành, hai yếu tố này có mối liên hệ sâu sắc với nhau. Phước đức sẽ giúp con người tu tập tạo công đức dễ dàng hơn. Phước đức mà ít thì cuộc sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ, ốm đau bệnh tật, sự cám dỗ quấy nhiễu sẽ làm ảnh hưởng, gây trở ngại trong việc đạt công đức. Chướng ngại nhỏ có thể khiến con người phân tâm, nhụt chí. Chướng ngại lớn hơn sẽ dễ khiến con người rơi vào sa ngã, làm việc sai trái.

Câu chuyện giữa vua Lương Võ Đế và Bồ Đề Đạt Ma

Khi xưa, Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ vượt biển sang Trung Hoa để để truyền đạo. Thời bấy giờ có vua Lương Võ Đế đang trị vì. Ông là vị vua rất tôn sùng đạo Phật nên đã đem rất nhiều tiền cho xây dựng chùa, xây tháp, tạc tượng, đúc chuông, in ấn kinh, hỗ trợ các tu sĩ xuất gia và làm rất nhiều việc thiện khác. Khi nghe tin Tổ Bồ Đè Đạt Ma từ phương xa đến đây, ông liền thỉnh Tổ về cung để đãi tiệc.

cau chuyen giua vua Luong Vo De va Bo De Dat Ma

Vì muốn biết mình đã làm nhiều việc tốt, việc thiện cho các sư thầy, Phật tử trong nước nên muốn biết liệu mình có đạt công đức không. Nhà vua hỏi: “Bạch Hòa thượng! Trẫm đây in kinh, tạo tượng, xây chùa, dựng tháp, độ cho Tăng Ni xuất gia rất nhiều. Như vậy có công đức chăng?”

Tuy nhiên, trái lại với mong đợi của nhà vua, Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời rằng không có. Vì thế, rất nhiều người kể cả nhà vua đều thắc mắc vì sao? Tổ chỉ đáp rằng: “Tự tánh thanh tịnh, lặng lẽ trong sáng, không thể đem những việc làm hữu vi, hữu lậu ở bên ngoài mà tìm cầu”.

Qua bài viết, DecorNow hi vọng bạn đã hiểu hơn về khái niệm công đức và phước đức. Hai yếu tố này nằm trong mối quan hệ liên kết với nhau, vì thế quý đạo hữu hãy cố gắng phát triển song song cả hai yếu tố này vào trong cuộc sống thường ngày nhé!Nếu quý khách đang tìm những mẫu tranh trang trí phòng thờ, bàn thờ hay phòng khách hợp phòng thuỷ cầu tài lộc và thể hiện sự tôn kính với Phật giáo, hãy ghé cửa hàng của DecorNow tại đây. Quý khách cần hỗ trợ tư vấn, thông tin liên hệ bên dưới sẽ giúp ích cho gia chủ.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *