Trong 45 năm giáo hóa dân chúng, từ thành đạo cho đến khi niết bàn, xung quanh Đức Phật có vô số vị đệ tử đi theo ngài. Trong số này, có 10 vị đại đệ tử của đức phật, họ được mệnh danh là Thập đại đệ tử. Vậy hãy cùng DecorNow tìm hiểu xem những vị này là ai nhé.
Dưới đây là chân dung 10 vị đại đệ tử của Đức Phật
Ngài Tôn Giả Xá Lợi Phất (Sariputra – Saributa): Trí tuệ đệ nhất
Ngài Tôn Giả Xá Lợi Phất, còn được biết đến với tên gọi Sariputra hoặc Saributa, là một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Được xem là chấp pháp tướng quân.
Ngài Xá Lợi Phất được Đức Phật ca ngợi là người có trí tuệ đệ nhất trong các đệ tử. Ngài đắc quả A La Hán 4 tuần sau khi xin gia nhập giáo đoàn.Ngài không chỉ thông suốt mọi giáo lý mà còn có khả năng giảng giải một cách rõ ràng và dễ hiểu cho mọi người. Ngài đã giúp Đức Phật rất nhiều trong việc truyền bá Phật pháp và hướng dẫn các đệ tử khác.
Ngài Tôn Giả Mục Kiền Liên (Maudgalyayana – Moggallana): Thần thông đệ nhất
Ngài Tôn Giả Mục Kiền Liên tên thật là Kolita. Ngài là con một trong một gia đình Bà La Môn danh tiếng. Ngài theo Tôn Giả Xá Lợi Phất quy y Phật và sau 7 ngày đắc quả A La Hán, dưới sự chỉ dạy trực tiếp từ Đức Phật.
Ngài Mục Kiền Liên được Đức Phật ca ngợi là người có thần thông đệ nhất trong các đệ tử. Ngài sở hữu những năng lực siêu nhiên như thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, túc mạng thông, tha tâm thông, và thần túc thông. Nhờ vào những năng lực này, Ngài đã giúp Đức Phật trong nhiều nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm, cũng như bảo vệ giáo đoàn.
Về sau, ngài bị phái Ni Kiền Tử hãm hại bằng cách lăn đá cho ngài bị thương. Đức Phật đã xác nhận rằng Ngài Mục Kiền Liên đã nhập niết bàn ngay tại chỗ thọ nạn.
Ngài Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa – Mahakassapa): Đầu đà đệ nhất
Ngài sinh ra trong một gia đình giàu có và quyền thế. Tên thật của Ngài là Pippali, nhưng sau khi xuất gia, Ngài được biết đến với tên Mahākāśyapa. Ngài được Đức Phật nhiếp hóa trước cả 2 Tôn Giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, được đức thế tôn đặt là Đầu đà đệ nhất.
Sinh hoạt theo hạnh đầu đà là một lối sống sinh hoạt cực kỳ đơn giản với mục đích là tịnh hóa tâm hồn, buông bỏ vật chất, không tham-sân-si.
Sau khi xuất gia, ngài tu hạnh đầu đà trong 8 ngày liền và đã được chứng quả A La Hán. Ngài được xem là một trong những nhân vật quan trọng trong lịch sử Phật giáo và có vai trò quan trọng trong việc truyền bá và gìn giữ giáo pháp của Đức Phật.
Ngài Tôn Giả A Nâu Đa La (Aniruddha – Anurauddha): Thiên nhãn đệ nhất
Ngài Anuruddha sinh ra trong một gia đình hoàng tộc của dòng họ Thích Ca (Sakya), cũng là anh em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài là em trai của Mahānāma và là em họ của Ānanda.
Sau khi Đức Phật trở về thăm quê hương và giảng pháp, Anuruddha đã quyết định từ bỏ cuộc sống hoàng gia để xuất gia theo Đức Phật. Ngài cùng với nhiều thành viên hoàng tộc khác, bao gồm Ānanda, đã xuất gia và trở thành đệ tử của Đức Phật.
Ngài được Đức Phật khen và được đại dân chúng khâm phục là Thiên nhãn đệ nhất. Trong tăng chúng, ngài được xem là bậc tu hành thanh tịnh, không bị cám dỗ bởi nữ giới vì vậy ngài được rất nhiều người hâm mộ. Nhưng có duy nhất một tật là ưa ngủ khi Phật thuyết pháp và đã bị Phật khiển trách, từ đó ngài lập hạnh “không ngủ”. Ngài mở to đôi mắt nhìn vào khoảng không cho tới một hôm thì 2 mắt xueng vù rồi bị mù lòa. Chính Đức Phật đã cầm tay chỉ dạy phương pháp tu định để mắt sáng ra. Ngài đã thực hiện nó một cách triệt để nên mắt đã sáng trở lại và chứng được Thiên nhã thông. Ngài chứng được đắc pháp này và thấy được 3 cõi như một quả Amla được cầm trên tay, được Phật là thiên thông đệ nhất.
Ngài Tôn Giả Tu Bồ Đề (Subhuti): Giải không đệ nhất
Theo truyền thuyết kinh sách Đại Thừa của Phật giáo, tương tương truyền rằng lúc Ngài mới sanh, trong gia đình Ngài toàn hiện ra những triệu chứng “không”. Tất cả các đồ vật trong nhà đều biến mất. Chỉ thuần tịnh một mùi hương chiên đàn và một hào quang sáng soi chấn động cả ba cõi.
Mẹ ngài có hỏi thầy tướng thì thầy nói rằng đó là điều cực lành. Rồi thêm cái “không” ấy nên ba mẹ ngài mới đặt tên cho ngài là Tu Bồ Đề, nghĩa là không sanh, cũng có nghĩa khác là Thiện Cát (tốt lành) hay Thiện Hiện (hiện điềm tốt).
Ngài Tôn Giả Phú Lâu Na (Purna – Punna): Thuyết pháp đệ nhất
Ngài Tôn Giả Phú Lâu Na, hay còn gọi là Purna hay Punna, là một trong mười đại đệ tử xuất sắc của Đức Phật, nổi tiếng với biệt danh “Thuyết Pháp Đệ Nhất”. Ngài được kính trọng vì khả năng thuyết giảng Phật pháp rõ ràng, mạch lạc và sâu sắc, giúp truyền bá đạo Phật đến nhiều nơi.
Ngài Tôn Giả Phú Lâu Na sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có tại Ấn Độ cổ đại. Từ nhỏ, Ngài đã có trí tuệ sắc bén và lòng nhiệt thành tìm hiểu về cuộc sống và chân lý. Sự xuất hiện của Đức Phật và giáo lý của Ngài đã làm thay đổi cuộc đời của Phú Lâu Na, đưa Ngài đến với con đường tu học Phật pháp.
Ngài Phú Lâu Na nhanh chóng trở thành một trong những đệ tử ưu tú của Đức Phật. Với tài năng thuyết giảng xuất sắc, Ngài đã truyền bá giáo lý Phật giáo đến nhiều vùng đất xa xôi. Những bài giảng của Ngài không chỉ giúp người nghe hiểu rõ về Phật pháp mà còn khuyến khích họ áp dụng những giáo lý ấy vào cuộc sống hàng ngày.
Ngài Tôn Giả Ca Chiên Diên (Katyayana – Kaccayana): Luận nghị đệ nhất
Ngài Tôn Giả Ca Chiên Diên sinh ra trong một gia đình trí thức tại Ấn Độ cổ đại. Ngay từ nhỏ, Ngài đã bộc lộ trí thông minh vượt trội và niềm đam mê tìm hiểu về các triết lý và giáo lý. Khi gặp Đức Phật và nghe những lời dạy của Ngài, Ca Chiên Diên đã quyết định theo chân Đức Phật để học hỏi và tu tập.
Ngài có biệt tài dùng lời nói rất đơn giản nhưng khiến cho những ai ghét ngài đều phải thần phục. Trong suốt cuộc đời hành hóa, Ngài đã cảm hóa được rất nhiều người trở về Tam Bảo, sống một cuộc sống an lành vui vẻ.
Ngài Tôn Giả Ưu Ba Ly (Upali): Trì giới đệ nhất
Ngài Tôn Giả Ưu Ba Ly sinh ra trong một gia đình thợ cạo tại Ấn Độ cổ đại. Mặc dù có xuất thân thấp kém trong xã hội bấy giờ, nhưng Ngài Ưu Ba Ly đã vượt qua mọi rào cản để trở thành một đệ tử xuất sắc của Đức Phật. Sự kiện này không chỉ chứng tỏ khả năng phi thường của Ngài mà còn minh chứng cho triết lý bình đẳng của Phật giáo.
Ngài Ưu Ba Ly đã gia nhập Tăng đoàn và tu học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật. Với lòng nhiệt thành và quyết tâm, Ngài nhanh chóng nắm vững các giới luật và thực hành chúng một cách nghiêm ngặt. Ngài không chỉ tuân thủ các giới luật một cách chính xác mà còn giúp các đệ tử khác hiểu và áp dụng giới luật trong đời sống tu hành của họ. Ngài được Đức Phật cho là Trì giới đệ nhất, được giao việc xử lý và tuyên luật kinh pháp.
Ngài Tôn Giả A Nan (Ananda): Đa văn đệ nhất
Ngài A Nan sinh ra trong hoàng tộc Thích Ca, là em họ của Đức Phật. Ngay từ nhỏ, Ngài đã thể hiện sự thông minh và trí nhớ tuyệt vời, điều này sau này đã trở thành đặc điểm nổi bật trong cuộc đời tu học của Ngài.
Sở dĩ có đắc chứng là đa văn đệ nhất là vì ông đều đệ nhất cả 5 phương diện: đa văn, cảnh giác, sức khỏe đi bộ, lòng kiên trì và hầu hạ chu đáo. Được thánh chúng đề nghị làm thị giả Đức Phật khi Đức Phật được 56 tuổi.
Ngài Tôn Giả La Hầu La (Rahula): Mật hạnh đệ nhất
Ngài La Hầu La là con trai duy nhất của Thái tử Tất Đạt Đa (sau này là Đức Phật) và Công chúa Da Du Đà La. Ngay từ khi còn nhỏ, Ngài đã sống trong hoàng cung và có cơ hội tiếp xúc với những giáo lý ban đầu của Đức Phật.
Được Đức Phật và Xá Lợi Phật từ mẫn giáo hóa, dần dần tính khí của của La Hầu La trở nên ôn hòa, hòa thuận.
Ngài nghiêm trì giới luật, quyết luyện mật hạnh. Sau một thời gian chăm chú luyện mật hạnh, Ngài đã chứng được tận cùng của mật hạnh và được Phật khen là Mật hạnh đệ nhất.
Qua bài viết trên, DecorNow đã bật mí được chân dung 10 vị đệ tử vĩ đại của Đức Phật. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn mở rộng được kiến thức phật giáo.
Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng
- Email: contact@DecorNow.vn
- Facebook: DecorNow.vn
- Zalo: https://zalo.me/0328889398
- Hotline: 032 888 9398
- Địa chỉ: Tòa nhà Thái An, 2290 Quốc lộ 1A, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh