Tứ Diệu Đế là gì? 4 chân lý của thánh bao gồm những gì?

Tứ Diệu Đế là gì? 4 chân lý của thánh bao gồm những gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Tứ Diệu Đế là gì? Khái niệm 4 chân lý của thánh được các Phật tử xem là lời dạy bảo của Phật cho chúng sanh để tu tập theo. Liệu bạn đã biết Tứ Diệu Đế là gì và 4 sự thật của thánh gồm những gì? Cùng DecorNow phân tích nội dung của bốn chân lý ngay sau đây nhé!

Tứ Diệu Đế là gì?

Tứ Diệu Đế là gì? Tứ Diệu Đế (hay Tứ Thánh Đế) được dịch ra là “những sự thật của thánh”. Tứ Diệu Đế là bốn sự thật kỳ diệu về mặt tâm linh được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nghiệm ra và giảng dạy cho chúng sanh. 4 chân lý của thánh bao gồm bốn yếu tố khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Chúng sanh xem đây là bốn chân lý màu nhiệm không thể khác, người chứng rõ được 4 sự thật này là điều kiện tiên quyết để chứng quả A La Hán, đắc quả thành Phật.

Tứ Diệu Đế chứa đựng một bài học vô cùng quý báu của Đức Phật dành cho chúng sanh. Người thấu hiểu được bốn chân lý hiện hữu nơi trần gian này có thể mò mẫm, tìm đường cho sự tối tăm của trí óc, khai thông trí tuệ, mở ra con đường tu tập đến quả giác ngộ. 4 chân lý của thánh như một ngọn đuốc thiêng liêng soi sáng, dẫn đường chúng sanh khỏi ngu muội của sự ham muốn, cám dỗ.

Theo các kinh điển Phật giáo, Đức Phật từng dạy rằng:

  • Ai thấy rõ Tứ Đế là người có chính kiến, vĩnh viễn thoát ly khỏi tà kiến.
  • Ai thấy rõ Tứ Đế, người đó sẽ có pháp nhãn, có đức tin không lung lay với giáo pháp.
  • Ai thấy rõ Tứ Đế, người đó sẽ không còn vướng vào Tham – Sân – Si nữa.
  • Chỉ những ai thấy rõ Tứ Đế mới có thể chứng quả, thoát khỏi luân hồi.

Vậy 4 sự thật của Tứ Diệu Đế là gì?

Tứ Diệu Đế là gì?
Tứ Diệu Đế là gì?

>> Xem thêm: Hữu duyên là gì?

Tứ Diệu Đế gồm những gì?

Khổ đế

Khổ đế là một chân lý nói về bản chất của cái khổ. Khổ đau là bản chất luôn hiện hữu trong các vòng luân hồi. Sinh – lão – bệnh – tử là khổ, thương yêu mà biệt ly là khổ, ghét là khổ, cầu nguyện, mong ước mà không được là khổ. Khổ đau trong Tứ Diệu Đế có thể được chia ra thành hai phương diện: phương diện sinh lý và phương diện tâm lý.

Về phương diện sinh lý, đau khổ là một cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị tác động vật lý. Bị gai nhọn đâm, hay chỉ một hạt cát bay vào mắt cũng khiến ta khó chịu về thể xác. Khi ta còn nhỏ dễ mắc nhiều bệnh do sức đề kháng còn thấp. Khi ta già, ta mắc các bệnh đãng trí, mắt mờ,… Chính vì thế, còn luân hồi là còn khổ.

Về phương diện tâm lý, khi ta cầu mong, mong đợi một điều gì đó, như cầu công danh, sự nghiệp, tình yêu… nhưng không được như ý, đó là đau khổ. Gia đình, người yêu, những người mà mình thân thích, những người mình thương nhưng chia lìa, không thể ở gần. Còn những người mình ghét mà gặp gỡ mãi, tất cả đều là khổ.

Tập đế

Sự thật thứ hai trong Tứ Diệu Đế là gì? Đó chính là tập đế. Tập đế ý chỉ những nguyên nhân tích tụ lâu ngày dẫn đến đau khổ cho chúng sanh. Nguyên nhân của mọi khổ đau đều bắt nguồn từ Tham – Sân – Si. Do vô minh và ham muốn mà dẫn đến những lỗi lầm, tội lỗi của con người. Sự khao khát thoả mãn những ham muốn ấy đều dẫn khổ đau đến chúng sanh, tuy nhiên sự ham muốn ấy không bao giờ thoả mãn.

Sự vô minh của con người làm chúng sanh u mê, không nắm rõ bản chất của sự vật sự việc, cứ đâm đầu vào những thứ làm mình thoả mãn. Vô minh sinh ra sự tự cao, tự tôn và lòng tham lam. Do vô minh mà không thấy rõ được vô thường của mọi vật trên thế gian này, từ đó sinh ra những nỗi khổ riêng của chúng sanh. Vì thế Đức Phật đã dạy chúng sanh cần giữ tâm trí thanh tịnh, không sa ngã vào những thú vui, dục vọng, không tham lam, ích kỷ từ đó sẽ xoá bỏ tập đế, không còn phiền não, khổ đau.

>> Xem thêm: Phát tâm là gì?
Tứ Diệu Đế là gì?
Tứ Diệu Đế là gì?

Tham khảo các mẫu tranh trúc chỉ của DecorNow hiện đại, thẩm mỹ và hợp phong thuỷ:

Diệt đế

Chân lý thứ ba trong Tứ Diệu Đế là gì? Diệt đế là chân lý thứ ba và cũng là chân lý thể hiện sự chấm dứt hay dập tắt mọi nguyên nhân dẫn đến phiền não, khổ đau của chúng sanh. Đồng thời diệt đế còn mang ý nghĩa là hạnh phúc trong Phật giáo, tương tự với Niết bàn. Chỉ cần chánh sanh hiểu được và tránh được các cám dỗ, vô minh và chấm dứt chúng, con người sẽ được hạnh phúc.

Đạo đế

Chân lý cuối cùng trong Tứ Diệu Đế là đạo đế. Đạo là con đường, được ví như con đường tu tập, lối sống hay phương pháp thực hiện để hưởng sự an lạc, giải thoát, hạnh phúc. Có thể nói, toàn bộ bài giảng của Đức Phật được ghi chép thông qua các kinh văn được lưu truyền cho đến ngày nay, đều là đạo đế. Trong các lời giảng ấy, có tám con đường thực hành được gọi là Bát chánh đạo.

  • Chánh kiến: Nhận thức đúng về đạo đức của cuộc sống, đâu là thiện, đâu là ác. Hiểu rõ bản chất của vạn pháp là vô thường, vô ngã, duyên sinh. Nhìn nhận được bản chất của khổ đau, nguyên nhân, sự chấm dứt và con đường tu tập để chấm dứt khổ đau.
  • Chánh tư duy: Dùng đầu óc để suy nghĩ kĩ càng về các việc làm tội lỗi, hướng bản thân theo con đường hướng thiện. Dẹp bỏ những suy nghĩ xấu, từ đó kéo theo hành động sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
  • Chánh ngữ: Không dùng lời nói để gây ra đau khổ cho người khác. Không gây chia rẻ, căm thù, nói xấu, phải dùng những lời lẽ tốt đẹp để xây dựng niềm tin, đoàn kết, hoà thuận.
  • Chánh nghiệp: Không thực hiện những hành vi sai trái như giết hại, trộm cắp… Cần làm việc hướng thiện, giúp đỡ người khác, thương yêu, bố thí.
  • Chánh mạng: Nghề nghiệp để mưu sinh, kiếm sống phải là nghề chân chính, không phạm pháp.
  • Chánh tinh tấn: Nỗ lực đúng đắn, tức là nỗ lực bỏ ra để làm việc thiện, không làm những điều sai trái, gây hại người khác.
  • Chánh niệm: Luôn ý thức được về hành động và suy nghĩ của bản thân, không để những cám dỗ, những lời dụ ngọt dẫn dắt vào con đường tăm tối, tội lỗi.
  • Chánh định: Tập trung tư tưởng đúng đắn, không để tâm trí bị rối loạn.
Bát chánh đạo trong đạo đế
Bát chánh đạo trong đạo đế

>> Xem thêm: Kinh Cứu Khổ Cứu Nạn Phật Quan Âm

Trình tự của Tứ Diệu Đế là gì?

Qua bốn yếu tố của Tứ Diệu Đế, chúng ta có thể thấy một trình tự và diễn biến vô cùng hợp lý mà Đức Phật đã dạy bảo cho chúng sanh. Đầu tiên, Ngài cho chúng ta xem qua viễn cảnh đau khổ ngay trước mắt chúng ta. Là một con người, nằm trong quy luật luân hồi nên vẫn còn cái khổ bám víu chúng ta. Không ai có thể không bị đau, bị bệnh, và mất đi. Có sinh ắt có diệt, có thân ắt có khổ.

Sau khi đã cho mọi người thấy được sự đau khổ, Đức Phật cho chúng ta thấy nguyên nhân của mọi khổ đau. Ngài chỉ cho chúng ta nguồn gốc của mọi sự đau khổ của con người đến từ ham muốn và vô minh. Và tiếp đó là dạy chúng ta giải thoát đau khổ sẽ được hạnh phúc.

Cuối cùng, để chúng ta thoát được đau khổ, Ngài dạy chúng sanh phương pháp tu tập để đạt được hạnh phúc đấy. Đức Phật khéo léo trình bày cho chúng sanh từ cái sự thật trước mắt, cho đến nguyên nhân, sau đó cho ta động lực để quyết tâm giải thoát khổ đau. Và đến cuối là chỉ bảo cách để thực hiện thông qua Bát chánh đạo và những lời giảng được các đệ tử ghi chép qua kinh văn.

Tham khảo các mẫu tranh đèn hiện đại treo phòng thờ tăng độ thẩm mỹ của DecorNow:

Kết luận

Sau bài viết Tứ Diệu Đế là gì? 4 chân lý của thánh bao gồm những gì?, DecorNow hy vọng bạn đã hiểu khái niệm Tứ Diệu Đế là gì và bài học của từng chân lý này. Nếu quý khách vẫn chưa có các vật phẩm trang trí phòng thờ, hãy ghé cửa hàng của DecorNow tại đây. Quý khách cần hỗ trợ tư vấn, thông tin liên hệ bên dưới sẽ giúp ích cho gia chủ.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *