Tết Nguyên Tiêu 2024 vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Thượng Nguyên

Tết Nguyên Tiêu 2024 vào ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Thượng Nguyên

5/5 - (2 bình chọn)

Ngoài lễ Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu cũng là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt Nam. Cùng DecorNow tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Thượng Nguyên, từ phong tục tập quán của các nước cho đến một số câu hỏi mọi người thường thắc mắc vào dịp này.

Tết Nguyên Tiêu 2024 vào ngày nào?

Tết Nguyên Tiêu có nhiều tên gọi như là Tết Thượng Nguyên, Rằm Tháng Giêng hay Lễ hội trăng rằm, là một ngày lễ thường được diễn ra từ ngày 14 – 15 tháng Giêng Âm lịch. Lễ Thượng Nguyên này có sự tích bắt nguồn từ Trung Quốc và tồn tại nhiều phiên bản khác nhau.

Tết Nguyên Tiêu 2024 vào ngày thứ Bảy, 24/2/2024 Dương lịch.

Tết Nguyên Tiêu 2024 vào ngày nào?
Ngày Tết Nguyên Tiêu 2024 vào ngày nào?

>> Xem thêm: Tết Thanh Minh 2024 là ngày nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu

Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu

Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu có thể bắt nguồn từ thời Tây Hán, Trung Quốc thời bấy giờ có lễ hội rước đèn vô cùng long trọng. Câu chuyện bắt đầu khi các cung nữ vào mùa xuân đến lại nhớ nhà, nhưng vì cung vua được canh gác nghiêm ngặt, cẩn mật nên họ không thể ra ngoài hay người nhà có thể vào trong cung được.

Vào lúc này, có một vị viên sủng thần của Hán Vũ Đế là Đông Phương Sóc vì đã cảm động trước tấm lòng của cung nữ nên đã ra sức giúp đỡ. Ông đã tung tin rằng thành Trường An sẽ sớm bị hoả thần thiêu rụi khiến người dân lo lắng, sau đó liền bàn kế sách với nhà vua và đưa ra một sáng kiến rằng vào ngày rằm tháng Giêng này vua cùng mọi người lánh nạn ở bên ngoài cung, bên trong thành sẽ treo lồng đèn đỏ giả lửa cháy để đánh lừa hoả thần.

Vua Hán Vũ Đế đã đồng ý kế sách này và kể từ đó vào ngày rằm tháng Giêng, cả nước đều treo lồng đèn đỏ khắp nơi, các cung nữ có thể ra ngoài cung để gặp lại người nhà của mình. Và từ đó đến nay, ngày lễ này đã được truyền lại trải dài qua nhiều thập kỷ.

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu

Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” tức là thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là buổi đêm. Hội Nguyên Tiêu là một ngày lễ vô cùng quan trọng với các quý Phật tử ở nước ta, vì ông cha ta từ ngày xưa đã quan niệm rằng “Cúng quanh năm không bằng Rằm Tháng Giêng”.

Đây là dịp lễ mà con cháu có cơ hội dâng mâm cỗ, thành tâm cúng vái, thể hiện lòng biết ơn đối và thành kính đối với Phật và gia tiên, cầu mong được phù hộ nhiều tài lộc, bình an và gia đình hoà thuận. Mỗi gia đình và vùng miền sẽ có những tập tục và mâm cúng khác nhau, tất cả đều thể hiện được sự tôn kính dành Đức Phật và ông bà tổ tiên.

Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu
Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu

Tham khảo một số mẫu tranh đèn hiện đại của DecorNow tăng độ thẩm mỹ của không gian ngôi nhà:

Các tập tục lễ hội Tết Nguyên Tiêu tại các nước

Ngày Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam là một dịp để các vị Phật tử đến chùa để lạy Phật, cúng sao giải hạn, cầu nguyện những điều phước lành. Vào ngày lễ Nguyên Tiêu, các chùa thường tụng kinh Dược Sư và mọi người cùng tụng theo để hồi hướng công đức.

Lễ hội trăng rằm được tổ chức ở nhiều nơi trên cả nước, đơn cử là tổ chức lễ Tết Thượng Nguyên cùng với Ngày thơ Việt Nam, một ngày hội tôn vinh thành tựu thơ cả của Việt Nam. Hay ở những khu vực đông đảo người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, hay tại Quận 5 của Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc và độc đáo.

Các hoạt động giải trí được tổ chức từ các nghi thức, diễu hành đường phố, nghệ thuật xiếc… cho đến các hoạt động nghệ thuật khác như múa lân sư rồng, ca kịch cổ truyền, đố chữ, thư pháp, trình diễn âm nhạc, đốt nhang vòng, dán giấy cầu an, thả đèn, đố đèn, chui bụng ngựa. Ngoài ra, các gian hàng ẩm thực đa dạng cũng xuất hiện với các món Việt – Hoa phục vụ cho những du khách đến trải nghiệm không khí lễ hội.

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam
Lễ hội Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam

Lễ hội Nguyên Tiêu tại Trung Quốc

Lễ hội Nguyên Tiêu tại Trung Quốc cũng có một số tập tục giống với nước ta như tổ chức các hoạt động giải trí và nghệ thuật. Bên cạnh đó, người Trung Quốc quan niệm rằng ăn bánh trôi (hay còn gọi là chè thang viên, một loại bánh khá giống với bánh trôi cổ truyền của Việt Nam) trong ngày Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa gia đình sum vầy. Ngoài ra, người Trung Quốc còn có tập tục viết những ước nguyện vào đèn lồng và thả lên trời.

Lễ Thượng Nguyên tại các quốc gia khác

Tại Hàn Quốc vào ngày Tết Nguyên Tiêu, mọi người sẽ cùng tham gia một trò chơi truyền thống là Samulnori đêm trước Daeboreum. Họ đốt rơm và cành cây sau đó nhảy múa xung quanh đó để xua đuổi tà ma. Tại nông thông, người dân bất chấp thời tiết lạnh leo núi để trở thành người đầu tiên nhìn thấy mặt trăng mọc, như vậy sẽ gặp may mắn cả năm.

Tại Nhật Bản, Tết Thượng Nguyên hiện nay được quốc gia này tổ chức vào ngày 15/1 Dương lịch. Vào ngày này, mọi người cùng cầu nguyện một vụ mùa bội thu và ăn cháo gạo cùng đầu đỏ vào buổi sáng.

Còn đối với Philippines, trong ngày Tết Nguyên Tiêu ở thủ đô sẽ tổ chức diễu hành, người dân vây quanh những người múa lân sư rồng để chiêm ngưỡng. Những người giàu có, nổi tiếng đi những chiếc xe hơi sang trọng đến phát kẹo và những món đồ trang sức miễn phí cho người dân. Khắp đường phố có các gian hàng ẩm thực bày bán cho mọi người tham gia lễ hội.

Tết Thượng Nguyên tại Hàn Quốc
Ngày Tết Nguyên Tiêu tại Hàn Quốc

>> Xem thêm: Văn khấn Tết Đoan Ngọ 2024 đầy đủ nhất

Một số câu hỏi thường gặp về ngày Tết Nguyên Tiêu

Ngày Tết Nguyên Tiêu 2024 vào ngày nào Dương lịch?

Tết Thượng Nguyên diễn ra từ giữa đêm 14 Âm lịch đến hết ngày 15 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Do đó, ngày Tết Nguyên Tiêu 2024 vào ngày thứ Bảy, 24/2 theo lịch Dương. Đây là một dịp thuận lợi cùng với không khí vui vẻ để mọi người có thể xua tan những mệt nhọc từ công việc, đến lễ chùa bày tỏ lòng thành kính với Phật và tận hưởng không gian lễ hội.

Lễ Rằm Tháng Giêng người Hoa và người Việt khác nhau như thế nào?

Đối với người Hoa, đây là lễ hội thả lồng đèn, hoa đăng để cầu nguyện, nguyện ước cho mọi cầu mong của bản thân sẽ thành hiện thực. Đối với người Việt, các Phật tử đến lễ chùa viết Phật, tụng kinh, cầu gia đình và bản thân bình an.

Thường ăn gì vào dịp Tết Thượng Nguyên

Ở Việt Nam, chúng ta thường ăn xôi gấc, gà luộc, bánh chưng, bánh ú… với mục đích cầu may mắn, sức khoẻ, hạnh phúc và ấm nó cho bản thân và gia đình.

Tại Trung Quốc, mọi người thường ăn bánh trôi (chè thang viên), bánh táo đỏ, há cảo, màn thầu, bánh yến mạch… cũng với mục đích để cầu may và sức khoẻ dồi dào.

Cúng Rằm Tháng Giêng như thế nào?

Các bạn nên cúng vào giờ Ngọ ngày 15 tháng Giêng Âm Lịch, nhằm sáng ngày 24/2/2024 Dương lịch. Nếu gia chủ có việc bận không thể thực hiện việc cúng ngày Tết Nguyên Tiêu vào trưa ngày 24/2, bạn có thể cúng vào buổi trưa ngày 23/2.

Mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu cần chuẩn bị một mâm cỗ cúng Phật, một mâm cúng gia tiên, bài văn khấn Rằm Tháng Giêng và cần lưu ý dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa thật sạch sẽ.

Thả hoa đăng trong ngày Tết Nguyên Tiêu
Thả hoa đăng trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Tham khảo một số mẫu tranh trúc chỉ treo phòng thờ hợp phong thuỷ và cầu bình an của DecorNow:

Kết luận

Tết Nguyên Tiêu là một lễ hội quan trọng ở nước ta từ xưa cho đến nay. Vừa là một dịp tốt để mọi người thư giãn qua các hoạt động nghệ thuận độc đáo và truyền thống, vừa để cầu chúc cho một năm phúc lành và đạt được nhiều ước nguyện trong năm.

Nếu quý khách vẫn đang lựa chọn tranh trúc chỉ để trang trí phòng thờ, hãy ghé cửa hàng của DecorNow tại đây. Nếu vẫn chưa rõ nên treo tranh như thế nào, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi với các thông tin bên dưới. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của DecorNow sẽ sẵn sàng hỗ trợ quý khách.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *