quan âm diệu thiện

Quan Âm Diệu Thiện là ai? Cuộc đời của công chúa Diệu Thiện

5/5 - (2 bình chọn)

Quan Âm Diệu Thiện là vị Bồ Tát được tương truyền rằng không màng vinh hoa trần tục mà chỉ một lòng hướng Phật, mong muốn con đường tu hành. Ngoài ra, truyền thuyết Diệu Thiện gắn liền với chùa Hương Tích, Hà Tĩnh nước ta. Cùng DecorNow tìm hiểu cuộc đời công chúa Diệu Thiện và quá trình tu hành chánh quả.

Quan Âm Diệu Thiện là ai?

Theo truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện kể lại rằng, vào thời Nam-Bắc triều (420-589) ở Ấn Độ có một quốc gia mang quốc hiệu là Diệu Trang, nhà vua là Diệu Trang Vương. Thời bấy giờ, vua Diệu Trang Vương cùng vợ đã sinh ra ba đứa con gái xinh đẹp lần lượt là Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện.

Theo wikipedia, Quan Âm Diệu Thiện, Vị công chúa này nguyên ở nước Hùng Lâm thuộc Ấn Độ, là người con gái thứ ba của một vị vua. Trước khi sinh công chúa Diệu Thiện thì nhà vua rất mong có hoàng tử nên đã cầu xin rất nhiều nhưng đứa con chào đời lại là một công chúa. Điều này đã làm cho nhà vua sinh lòng oán hận.

Tuy cùng là chị em nhưng ba cô con gái có tính cách rất khác nhau. Công chúa Diệu Nhan lúc nào cũng thích trang điểm và ăn mặc đẹp, công chúa Diệu Âm thì lại đắm chìm vào những buổi diễn, yến tiệc của triều đình. Riêng con gái út công chúa Diệu Thiện lại không màng cuộc sống vinh hoa phú quý mà chỉ muốn tìm đến sự thanh tịnh, đến chùa, ăn chay, tụng kinh và nghiên cứu kinh sách.

Quan Âm Diệu Thiện là ai
Quan Âm Diệu Thiện là ai?

Con đường tu thành chánh quả của Quan Âm Diệu Thiện

Công chúa Diệu Thiện trồng hoa trên núi tuyết

Thời gian trôi qua, công chúa Diệu Thiện lớn lên vừa thông minh xuất chúng vừa sắc tài vẹn toàn. Đúng lúc đã đến tuổi cập kê, Diệu Trang Vương bèn đích thân lựa chọn cho nàng những người tài giỏi, khôi ngô. Tuy nhiên, Diệu Thiện hết mực từ chối và bày tỏ với vua cha rằng đời nàng chỉ một lòng hướng Phật và mong muốn được tu hành.

Nghe vậy, Diệu Trang Vương vô cùng nổi giận. Ông không tin rằng con gái mình có thể chịu được những việc cực khổ như vậy. Chính vì thế, ông đã thách đố rằng: “Bây giờ đang là tháng Chạp, nếu con có thể trồng hoa nở rộ khắp trên núi thì ta sẽ đồng ý cho con được tu hành”.

Tháng Chạp tuyết lạnh thấu xương, Quan Âm Diệu Thiện phải một mình đơn độc vừa trồng cây non vừa thành kính bái Phật. Và không biết từ lúc nào, tất cả các cây non đều đã được phủ khắp núi tuyết. Các đoá hoa phía sau bắt đầu nở rộ rực rỡ.

truyền thuyết Diệu Thiện
truyền thuyết Diệu Thiện

Quan Âm Diệu Thiện tu thành chánh quả

Vì đã hoàn thành lời đề nghị, Diệu Trang Vương đành phải đáp ứng yêu cầu của công chúa Diệu Thiện. Nhưng ông đã thương lượng với trụ trì chùa Bạch Tước, nơi Diệu Thiện đến tu hành, chấp nhận cho nàng quy y nhưng buộc phải làm những công việc nặng nhọc để nàng nản chí, từ bỏ ý định xuất gia.

Với ý chí sắt đá, công chúa Diệu Thiện vẫn không nản lòng. Bên cạnh đó, nàng còn được chim non, muông thú, Tăng, Ni trong chùa giúp đỡ. Việc truyền đến tai vua, ông vô cùng tức giận và ra lệnh cho quân lính đốt chùa. Chẳng mấy chốc, chùa Bạch Tước đã chìm trong khói lửa ngập trời.

Dù xung quanh khắp nơi đều là khói và ánh lửa, Quan Âm Diệu Thiện vẫn bình tĩnh thành tâm cầu xin Đức Phật phù hộ. Ngay lập tức, mây đen kéo đến, mưa đổ như thác cho đến khi đám cháy được dập tắt. Diệu Trang Vương lúc này vẫn thấy Diệu Thiện bình an vô sự, bình tĩnh ngồi niệm kinh Phật. Giận đến mức không còn lý trí nữa, ông sai quân lính bắt Diệu Thiện ra pháp trường để xử trảm.

Tuy nhiên, dù có xử như thế nào công chúa Diệu Thiện vẫn bình an. Đao phủ vừa đưa đao lên thì sấm sét đã đánh cho thanh đao gãy làm đôi. Vừa chuẩn bị thắt cổ xử tội thì có một trận cuồng phong đến làm trời đất mù mịt. Lúc này, xung quanh người công chúa phát ra ánh hào quang rực rỡ. Và từ trong rừng sâu, một con hổ trắng chạy đến và giải cứu Diệu Thiện đi khỏi đây.

Sau khi được cứu, Quan Âm Diệu Thiện tiếp tục đi sâu vào trong rừng. Trên đường đi bị các con suối chắn ngang, Diệu Thiện nhắm mắt lại và niệm kinh. Ngay lập tức, tất cả các khe suối đều chuyển hướng chảy dưới các tảng đá. Bầu trời ngày càng tối đen, các tảng đá liền phát sáng để dẫn đường cho Quan Âm Diệu Thiện soi rõ đường đi.

quan am 3
Bồ Tát Diệu Thiện tu thành chánh quả

Quan Âm Bồ Tát Diệu Thiện hiện thân cứu độ cha

Nhiều năm trôi qua, vua bỗng nhiên mắc chứng bệnh vô phương cứu chữa, bàn tay dần trở nên thoái hoá và mắt mù lòa. Quan Âm Diệu Thiện lúc này đã tu thành chánh quả đã quay trở về, giả làm vị cao tăng để dâng lên cho vua loại thuốc chữa lành bệnh tật của vua cha, thuốc này được làm từ hai tay và hai mắt của nàng.

Sau khi lành bệnh, Diệu Trang Vương cùng vợ lên núi tìm ân nhân để tạ ơn. Khi đến nơi mới hay vị ân nhân đó chính là công chúa Diệu Thiện, con gái mình, lúc này đã đắc đạo trở thành Quan Thế Âm Bồ Tát. Vì hối hận với những việc tàn bạo mình đã làm, Diệu Trang Vương cũng quyết định đi tu để chuộc lại tội lỗi.

Sự tích Quan Âm Diệu Thiện tại chùa Hương Tích

Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là ngôi chùa thiêng liêng tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của dãy núi Hồng Lĩnh. Xung quanh chùa là một không gian thiên nhiên thoáng mát và rộng rãi, biến đây trở thành địa điểm du lịch tâm linh cực kỳ ăn khách.

Tương truyền rằng, sau khi được Thần Hổ cứu giúp thoát khỏi pháp trường, băng qua khu rừng và đi qua từng dãy núi đã đưa Quan Âm Diệu Thiện đến dãy núi Hồng Lĩnh để tu hành, dựng am. Sau này, chính nơi đây đã xây dựng nên chùa Hương Tích và cũng trở thành đạo tràng của Phật Bà Quan Âm.

Sự tích Quan Âm Diệu Thiện gắn với chùa Hương Tích
Sự tích Quan Âm Diệu Thiện gắn với chùa Hương Tích

Hãy cùng khám phá và chiêm nghiệm thêm về hành trình tu đạo và lòng từ bi của Quan Âm Diệu Thiện qua video dưới đây, nơi mà những giá trị tinh thần được truyền đạt một cách sâu sắc và ý nghĩa.

Thờ cúng Bồ Tát Quan Âm tại nhà như thế nào?

Để tìm đến sự cứu rỗi và bình an từ Quan Âm Bồ Tát đại từ đại bi phù hộ độ trì, những người tu hành Phật có thể tụng kinh cứu khổ Phật Quan Âm. Và để thể hiện sự tôn kính và sự hiếu kính, gia chủ thường thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm về nhà để thờ và niệm kinh. Tượng Phật Bà Quan Âm không chỉ là một biểu tượng linh thiêng mà còn là một nguồn cảm hứng và động viên trong cuộc sống hàng ngày. Việc thờ phượng và niệm kinh trước tượng Quan Âm không chỉ giúp tăng cường tinh thần và sự tập trung, mà còn mang lại cảm giác an lạc và bình yên cho tâm hồn.

Tham khảo thêm một số tranh đèn Quan Âm trang trí khu vực thờ cúng để tăng tính thẩm mỹ và bày tỏ lòng thành kính:

Các đặc điểm nổi bật của sản phẩm đến từ DecorNow

  • Công nghệ in mặt tranh độc quyền với ánh sáng nổi tạo chiều sâu và độ sắc nét cao giúp gian thờ nhà bạn trở nên ấm áp hơn
  • Khung tranh được làm từ chất liệu PE Composite vô cùng cao cấp, độ dày trên khung tranh mỏng nhất thị trường giúp dễ dàng treo và bảo quản tranh
  • Hệ thống đèn LED V3 giúp tiết kiệm điện năng lên đến 80%
  • Sản phẩm có thể chống va đập, ẩm mốc và mối mọt rất tốt giúp làm đẹp cho gian thờ nhà bạn

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *