Hạnh phúc là gì? Ý nghĩa thế nào là hạnh phúc trong Phật giáo?

Hạnh phúc là gì? Ý nghĩa thế nào là hạnh phúc trong Phật giáo?

5/5 - (2 bình chọn)

Hạnh phúc là gì? Chắc hẳn cũng không ít người tò mò và thắc mắc về vấn đề này. Liệu ta đã hiểu đúng về khái niệm này chưa, và đối với Phật giáo hạnh phúc là gì? Cùng DecorNow giải mã hai ý chính trong bài: định nghĩa hạnh phúc là gì trong cuộc sống và trong Phật giáo.

Hạnh phúc là gì?

Khái niệm

Hạnh phúc là gì? Đây là một loại trạng thái cảm xúc được thể hiện ra bên ngoài khi con người được thoả mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Trong cuộc sống, sự sung sướng được thoả mãn này thường gắn liền với niềm vui, sự tích cực của con người. Nó có thể đến từ những mối quan hệ như gia đình, bạn bè hay đến từ công việc, thành tích hoặc những nhu cầu cá nhân của mỗi người.

Đây là một khái niệm trừu tượng, vì thế để giải thích cho câu hỏi hạnh phúc là gì cũng có rất nhiều cách giải nghĩa khác nhau. Theo khoa học, hạnh phúc của con người đến từ một số loại hormone như dopamine, serotoni, oxytocin và endorphin. Các hormone này tạo ra chất gọi là “chất cảm giác tốt” và truyền dẫn lên hệ thần kinh để chúng ta trở nên vui vẻ hơn. Các chất này có xu hướng tăng khi được vận động, ăn uống, yêu thương…

Hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc là gì?

>> Xem thêm: Kinh Cứu Khổ Cứu Nạn Phật Quan Âm

Các dạng hạnh phúc trong cuộc sống

Để tiếp tục trả lời cho câu hỏi hạnh phúc là gì, chúng ta hãy xem xét qua nhiều loại hình hiện hữu trong cuộc sống. Ví dụ như thời Hy Lạp cổ đại có nhà triết học Aristotle đã đưa ra định nghĩa và phân biệt thành hai loại khác nhau bao gồm: Hedonia và Eudaimonia.

  • Hedonia: Hedonia bắt nguồn từ sự thoả mãn hưởng thụ của bản thân. Thường là những cảm giác bạn cảm thấy tốt đẹp về một điều gì đó, thực hiện và trải nghiệm những gì mà bản thân muốn theo sở thích, hưởng thụ cảm giác thoả mãn nhu cầu của bản thân.
  • Eudaimonia: Eudaimonia bắt nguồn từ việc tìm kiếm đức hạnh và ý nghĩa trong cuộc sống. Eudaimonia thường mang lại cho bạn cảm giác về một cuộc đời có ý nghĩa và giá trị. Thường là sự thoả mãn mong muốn hoàn thành một trách nhiệm nào đó, đầu tư và thực hiện một mục tiêu lâu dài, sự quan tâm đến sự vui vẻ của những người xung quanh.

Ngoài ra, còn có thể phân loại thành một số dạng khác quen thuộc trong cuộc sống bao gồm:

  • Niềm vui: Cảm giác vui vẻ ngắn ngủi của sự mong đợi về điều gì đó của bản thân.
  • Lòng biết ơn: Cảm xúc tích cực về sự biết ơn.
  • Niềm tự hào: Cảm giác hài lòng về một điều gì đó đã đạt được.
  • Sự hào hứng: Cảm giác phấn khởi với một hy vọng tích cực.
  • Sự lạc quan: Cái nhìn tươi đẹp, tích cực với mọi điều trong cuộc sống.
  • Sự mãn nguyện: Sự thoả mãn với điều gì đó to lớn.

Tham khảo sản phẩm tranh trúc chỉ của DecorNow NỔI BẬT NHẤT trên thị trường:

Làm thế nào để biết được bạn đang hạnh phúc?

Để đánh giá và đo lường mức độ sung sướng này thành các chỉ số sẽ khá phiến diện, tuy nhiên bạn có thể biết được thông qua các dấu hiệu sau:

  • Có cảm giác đang sống một cuộc sống mà bản thân mong muốn.
  • Có cảm giác cuộc sống của bản thân tốt đẹp.
  • Cảm thấy đã, đang và sẽ hoàn thành các mục tiêu của bản thân đặt ra.
  • Cảm thấy thoả mãn với cuộc sống của mình.
  • Có nhiều cảm xúc tích cực hơn là tiêu cực.

Lưu ý rằng các dấu hiệu trên chỉ là tham khảo, vẫn còn nhiều ý nghĩa và dấu hiệu cũng sẽ khác nhau giữa mỗi người. Như là gia đình đầm ấm hoà thuận, công việc thăng tiến, biết chăm lo cho bản thân…

Thế nào là hạnh phúc?
Hạnh phúc là gì?

>> Xem thêm: Kinh Di Lặc là gì? Hướng dẫn tụng kinh Di Lặc

Ý nghĩa hạnh phúc trong Phật giáo

Hạnh phúc tương đối

Theo tín ngưỡng Phật giáo, sự thoả mãn nhu cầu này có thể chia làm hai loại, và một trong số đó là hạnh phúc tương đối. Đây là loại vui sướng có được từ việc thoả mãn nhu cầu bản thân. Khái niệm của nhóm này giống với lời giải thích ở phía trên, đạt được niềm vui và an phận. Họ kiếm đủ tiền xây nhà, lập gia đình, làm việc đủ sống. Hay đặt được những khát vọng và mục tiêu cao hơn như bằng cấp, địa vị, nhà cửa cao sang…

Theo quan điểm Phật giáo

Với loại còn lại được quan niệm về một lối sống nề nếp, đạo đức, an lạc, trí tuệ và giải thoát. Hay nói cách khác, sự giải thoát khỏi khổ đau mới là niềm hạnh phúc cuối cùng trong Phật giáo. Con người nếu có một nếp sống lành mạnh, đạo đức sẽ giúp bản thân tiêu biến những sầu não, muộn phiền. Hưởng một cuộc đời vui vẻ, an lạc.

Hạnh phúc là gì? Khái niệm mà Đức Phật muốn chúng ta đạt đến đó chính là cảnh giới Niết bàn ở tâm. Niết bàn có sẵn trong tâm của mỗi con người. Niết bàn là vĩnh cửu, Niết bàn luôn bất biến. Niết bàn có thể được thực hiện trong cõi đời này.

Đức Phật đã dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, xưa cũng như nay ta chỉ nói lên sự khổ và con đường giải thoát đau khổ”. An lạc hay khổ đau phiền não, tất cả đều tuỳ thuộc vào hành động thiện ác của con người. Phật pháp không ban ơn hay cứu rỗi, mà chỉ dẫn lối, giảng dạy con người làm thế nào để sống an lạc, thoát khỏi luân hồi.

Dục giới, tức là dục lạc thuộc cõi dục. Cái vui sướng trong cõi dục ấy có vị ngọt của nó, làm u mê và khiến con người lầm tưởng rằng đó mới là chân lý. Càng chạy theo niềm vui sướng trong dục giới càng làm con người khổ đau, không thoát được vòng luân hồi. Sự chế ngự dục vọng ấy xuất phát từ sự sáng suốt của bản thân. Rèn luyện nếp sống tu tập, giới hạnh sẽ thoát khỏi sự u mê, phiền não của cuộc đời. Hạnh phúc trong Phật giáo chỉ đặt được thông qua sự tu tập của bản thân, tâm và ý chí giải thoát.

Như vậy, sự sung sướng, thích thú hay vui vẻ trong Phật giáo không phải nằm trong giới hạn ở cái vị ngọt của dục giới, mà rộng lớn hơn, đó chính là sự vượt qua, sự giải thoát khỏi vòng lẩn quẩn của sinh – lão – bệnh – tử. Hay có thể nói, Niết bàn là hạnh phúc trong Phật giáo.

Hạnh phúc trong Phật giáo
Hạnh phúc trong Phật giáo

Làm thế nào để hạnh phúc hơn?

Học theo những lời dạy của Đức Phật

  • Dù quá khứ có buồn bã, tồi tệ như thế nào thì chúng ta vẫn luôn có thể bắt đầu lại từ đầu.
  • Khi thức dậy và mỗi buổi sáng, chúng ta là một con người mới và điều chúng ta làm hôm nay là quan trọng nhất.
  • Có người thân là một phước báu trong cuộc đời, cần phải biết trân trọng từng phút từng giây.
  • Giữ tâm trí luôn trong sáng, thanh tịnh, luôn làm việc hướng thiện thì cuộc sống chúng ta sẽ luôn luôn vui vẻ, yêu đời, cuộc sống an yên, thoải mái.
  • Thanh tịnh và sự đơn giản là đôi cánh giúp tâm hồn được thăng hoa.
  • Bản ngã là kẻ lừa gạt nguy hiểm nhất. Người khác có thể nói dối bạn nhất thời nhưng nó nói dối bạn cả đời.
  • Thù hận cũng giống như viên than hồng trong bàn tay chúng ta. Tay ta sẽ bị bỏng trước khi ném vào người khác.
  • Lòng tham ái luôn là khởi nguồn của sự sợ hãi, lo lắng trong tâm trí mỗi người.
  • Người có trí giống bàn thạch vững chãi, không bao giờ bị chi phối giữa những lời khen chê.
  • Biết buông bỏ những thứ không thuộc về mình sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và an lạc lâu dài.
  • Tâm bám chấp là nguồn gốc của mọi đau khổ.
  • Vạn pháp là vô thường. Có sinh ắt có diệt, có hợp ắt có chia. Niềm vui không phải là vĩnh hằng. Khổ đau cũng không mãi mãi trường tồn.
  • Luôn luôn biết tôn trọng những gì mình đang có.
  • Nhân quả không chừa một ai. Hãy cẩn thận hơn với hành động và lời nói của mình.
  • Đừng xem thường những điều nhỏ bé. Một đóm lửa nhỏ cũng có thể đốt cháy cả khu rừng.

Các việc nên làm trong cuộc sống để hạnh phúc là gì?

  • Chăm chỉ vận động.
  • Thường xuyên hành thiền.
  • Trân trọng những gì mình đang có, gồm gia đình, bạn bè hay các giá trị vật chất.
  • Bao dung, vị tha trước những lỗi lầm của người khác.
  • Biết buông bỏ những điều không thuộc về mình.
  • Tránh xa các mâu thuẫn, tranh cãi không đáng có.
  • Thường xuyên làm việc hướng thiện.

Tham khảo dòng sản phẩm tranh đèn bát nhã tâm kinh của DecorNow để treo phòng thờ hoặc trưng ở phòng khách tăng độ thẩm mỹ:

Kết luận

Sau bài viết giải thích hạnh phúc là gì, DecorNow hy vọng các bạn đã hiểu thế nào là hạnh phúc và hạnh phúc trong phật giáo mang ý nghĩa như thế nào. Hãy giữ vững tâm trí sống tích cực, hướng thiện thì chúng ta sẽ hưởng được cuộc sống an lạc về sau.

Nếu quý khách vẫn chưa có các vật phẩm trang trí phòng thờ, hãy ghé cửa hàng của DecorNow tại đây. Quý khách cần hỗ trợ tư vấn, thông tin liên hệ bên dưới sẽ giúp ích cho gia chủ.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *