Bồ Tát Địa Tạng là ai? Ý nghĩa hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Bồ Tát Địa Tạng là ai? Ý nghĩa hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

5/5 - (2 bình chọn)

Bồ Tát Địa Tạng là ai? Đây là vị Bồ Tát được các quý Phật tử biết đến rất nhiều, thuộc 6 vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa. Cùng DecorNow tìm hiểu Bồ Tát Địa Tạng là ai, ý nghĩa hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Xuất thân Bồ Tát Địa Tạng là ai?

Bồ Tát Địa Tạng là ai? Căn cứ theo nhiều tài liệu Phật giáo thì Địa Tạng Vương Bồ Tát tục danh tên là Kim Kiều Giác (Kim Kyo-gak), sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII tại nước Tân La (Silla), hiện là Hán Thành thuộc Nam Hàn. Ngài là vị Bồ Tát giàu lòng từ bi, phổ độ chúng sanh. Ngài là giáo chủ của cõi U Minh, lập đại nguyện tế độ chúng sanh giống như đất là nơi nương tựa của mọi sự vật.

Địa Tạng Vương Bồ Tát vốn xuất thân là một hoàng tử sống trong cung điện xa hoa, lộng lẫy, tráng lệ. Tuy vậy, Ngài chỉ sống một cuộc đời đạm bạc, không ham quyền quý. Ngài không bị ảnh hưởng bởi nếp sống giàu sang của một vị hoàng tử mà chỉ chăm lo học hỏi, đọc Thánh hiền.

Vào năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, sau khi Ngài đã tham khảo hết Tam giáo, Cửu lưu và Bách gia chư tử thì Ngài đã buông lời cảm thán rằng: “So với Lục kinh của Nho gia, Đạo thuật của Tiên gia thì lý Đệ nhất Nghĩa đế của nhà Phật là thù thắng hơn hết, rất hợp với chí nguyện của ta”. Sau đó Ngài đã lập chí xuất gia vào năm 24 tuổi.

Bồ Tát Địa Tạng là ai?
Bồ Tát Địa Tạng là ai?

Tham khảo các mẫu tranh trúc chỉ trang trí phòng thờ NỔI BẬT NHẤT 2024 của DecorNow:

Địa Tạng Vương Bồ Tát sau khi xuất gia

Sau khi Địa Tạng Vương Bồ Tát xuất gia, Ngài thích lui đến những nơi vắng vẻ để tu tập thiền tịnh. Nhân việc nghĩ đến chuyện đi đây đi đó, Ngài liền chuẩn bị một thuyền bè để tự mình đi. Hành trang theo Ngài là một ít lương thực cùng một bạch khuyển tên Thiện Thính, đã cùng đi với Ngài từ lúc xuất gia.

Sau nhiều ngày lênh đênh ở trên biển, thuyền mắc cạn trên một bãi cát dài. Ngài bèn bỏ lại thuyền và đi bộ một quãng đường, tới khi đến được chân núi Cửu Tử ở huyện Thanh Dương, tỉnh An Huy. Ngài vì ấn tượng trước cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, sơn thuỷ tráng lệ nên đã dừng chân lựa chọn nơi đây làm nơi để tu tập thiền tịnh.

Vào một hôm, trong lúc Bồ Tát Địa Tạng đang tĩnh toạ thì có một con rắn độc nhỏ trườn đến, cắn một vết vào đùi. Tuy nhiên, Ngài vẫn an nhiên bất động tiếp tục ngồi suy ngẫm về giáo lí của Phật giáo. Vài giây sau, một người phụ nữ sắc đẹp như tiên từ vách núi bay xuống, cúi lạy Ngài, đưa thuốc cho Địa Tạng Vương Bồ Tát và nói rằng: “Đứa bé trong nhà rắn mắt, xúc phạm tôn nhan. Thiếp xin tạo một con suối mới để đền đáp lỗi lầm của cháu nhỏ.”

Vừa dứt lời, từ trong vách núi đã chảy ào ra một con suối mới cuồn cuộn chảy. Theo truyền thuyết, đây chính là con suối Long Nữ Tuyền rất nổi tiếng ở núi Cửu Hoa. Nhờ có con suối này mà Bồ Tát Địa Tạng không cần phải đi xa để gánh nước về.

Theo Phật pháp, Ngài đã tu luyện ở Cửu Hoa Sơn 75 năm, thọ đến 99 tuổi. Ngài đã nhập Niết bàn vào ngày 30/7 năm Đường Khai Nguyên thứ 26. Theo truyền thuyết, ba năm sau khi Địa Tạng Vương Bồ Tát viên tịch, toạ quan của Ngài đã tử động mở cửa. Thi thể và dung mạo của Ngài vẫn như lúc còn sống, tay chân mềm dẻo như là có thể cử động lại được.

Bồ Tát Địa Tạng là ai?
Bồ Tát Địa Tạng là ai?

>> Xem thêm: Công đức là gì? Đừng nhầm lẫn giữa công đức và phước đức

Hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát trong vô số kinh văn từ xưa đến nay mô tả Ngài là một vị Bồ Tát đại từ đại bi, là một trong 6 vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Hình ảnh thường thấy là Ngài ngồi trong tư thế thiền tịnh trên linh thú Đế Thính với vầng hào quang trên đầu, đầu đội mão tỳ lư. Hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát khi ở trong tư thế đứng thường mặc áo cà sa, dáng đứng như một vị tỳ kheo trên toà sen.

Tay trái của Ngài thường cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan mọi bóng đêm của vô minh, giúp chúng sanh tìm thấy ánh sáng mà thoát khỏi khổ đau. Tay phải Ngài cầm cây tích trượng cố 6 vòng tượng trưng cho lục đạo, dùng để mở cổng địa ngục. Về linh thú Đế Thính, đây là một linh thú kỳ diệu với quyền năng nghe thấy mọi thứ trong Tam giới, do đó có thể giúp Bồ Tát Địa Tạng có thể phân biệt thật giả, đúng sai.

Hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát
Hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

>> Xem thêm: Chú Vãng Sanh – Ý nghĩa của Vãng Sanh Thần Chú

Ý nghĩa hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Bồ Tát Địa Tạng có một hạnh nguyện từ bi và cao cả. Ngài biết vì có nhiều chúng sanh sa chân lầm lỗi, nên bị đày ải địa ngục, rơi vào chốn lầm than. Chính vì vậy, Ngài tâm nguyện sẽ xuống địa ngục để cứu vớt chúng sanh. Địa Tạng Vương Bồ Tát đã thề rằng khi nào ở địa ngục vẫn còn người phải chịu đau khổ thì Ngài sẽ không thành Phật, vẫn ở vị Bồ Tát để cứu giúp chúng sanh.

Đọc kinh Bồ Tát Địa Tạng nhiều lợi ích

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là bài kinh xoay quanh công đức và lòng đại từ địa bi của Ngài cũng như nói về chữ Hiếu của đạo làm con đối với cha mẹ. Khi tụng bài kinh này với cái tâm trong sáng, trí óc không tạp niệm cũng như mang sự tôn kính và thành tâm khi tụng sẽ đạt được nhiều công đức và phước báu lớn, mở ra con đường giải thoát khổ đau.

  • Mở mang tầm nhìn đúng đắn về thế giới, con người và Phật pháp. Nương tựa Phật pháp sẽ dẫn đến con đường thoát khỏi vòng tròn sinh tử.
  • Hướng con người đến cái thiện, làm những việc tốt, chuyển hoá cái ác thành cái thiện.
  • Dạy chúng ta cần phải biết ơn và kính trọng ông bà, cha mẹ hơn.
  • Tiêu trừ phiền não, mang lại sự an lạc và yên bình.
Đọc kinh Bồ Tát Địa Tạng mang nhiều lợi ích
Đọc kinh Bồ Tát Địa Tạng mang nhiều lợi ích

Trang trí góc tụng kinh Bồ Tát Địa Tạng cùng DecorNow

Trang trí không gian tụng kinh của gia chủ với các vật phẩm hợp phong thuỷ vừa thể hiện sự tôn kính với chư Phật, Bồ Tát mà còn để cầu bình an và tăng độ thẩm mỹ cho căn nhà. DecorNow tự hào được VTV và HTV đưa tin là thương hiệu uy tín và sản phẩm đáng tin dùng. Cùng với hàng chục nghìn sản phẩm đã cung cấp cho nhiều gia đình, chùa…

Các sản phẩm của DecorNow có những đặc điểm nổi bật như:

  • Công nghệ in mặt tranh độc quyền với ánh sáng nổi tạo chiều sâu và độ sắc nét cao giúp gian thờ nhà bạn trở nên ấm áp hơn. Chúng tôi có thể tự tin cam kết sử dụng tranh từ 10 – 20 năm mà vẫn giữ được màu tranh hoàn hảo.
  • Khung tranh được làm từ chất liệu PE Composite vô cùng cao cấp, độ dày trên khung tranh mỏng nhất thị trường giúp dễ dàng treo và bảo quản tranh.
  • Hệ thống đèn LED V3 giúp tiết kiệm điện năng lên đến 80%. Trong quá trình sử dụng không sản sinh tia cực tím.
  • Sản phẩm có thể chống va đập, ẩm mốc và mối mọt rất tốt.
  • Kết nối với thiết bị thông minh để có thể bật/tắt từ xa chỉ bằng điện thoại. Có thể hẹn lịch bật/tắt đèn, điều chỉnh cường độ sáng với nhiều mức khác nhau.

Tham khảo một số mẫu bài vị HỢP PHONG THUỶ 2024 của DecorNow:

Kết luận

Sau bài viết, hy vọng quý đạo hữu đã biết Bồ Tát Địa Tạng là ai và hình ảnh của Ngài trong Phật giáo. Hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát thể hiện từ bi vô lượng và ý nghĩa vô cùng cao cả của hạnh nguyện mà Ngài lập ra để cứu rỗi chúng sanh sa chân lầm lỡ.

Nếu quý khách vẫn đang lựa chọn vật phẩm trang trí để treo phòng thờ, hãy ghé cửa hàng tranh trúc chỉ của chúng tôi. Nếu vẫn chưa rõ nên treo tranh như thế nào, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi với các thông tin bên dưới. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của DecorNow sẽ sẵn sàng hỗ trợ quý khách.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *