Lời Phật dạy về chữ tâm được xem là một kim chỉ nam dẫn đường chúng sanh đi theo để có một cuộc đời ý nghĩa. Theo lời Phật dạy, chúng ta cần tu tâm dưỡng tính, sống tích cực, hướng thiện. Vậy chữ tâm là gì? Ý nghĩa của chữ tâm từ lời Phật dạy? Cùng DecorNow tìm hiểu ngay nhé!
Tâm là gì?
Trong văn hoá của Việt Nam nước ta và cả phương Đông, chữ tâm luôn được nhắc đến trong rất nhiều trong các cuốn sách, bài báo, hay kinh dịch. Khi nhắc đến tâm, mọi người thường nghĩ đến ngay hình ảnh của trái tim, tấm lòng tốt bụng và lương tâm của mỗi người. Mỗi việc làm của chúng sanh khi xuất phát từ tâm thiện thì mọi việc làm đều là việc tốt. Và ngược lại, hành động xuất phát từ tâm ác đều là những việc sai trái.
Ngoài ra, chữ tâm thường được dùng trong kinh sách để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, sống và làm việc theo đạo đức, làm những điều tốt lành. Một khi tâm có sự tà ác, cuộc sống của con người sẽ bị đảo lộn, bất an, luôn luôn đắm chìm trong phiền lo, sầu não.
Chính vì thế, việc đặt chữ tâm của mình lên ngực để lòng từ bi có thể lan toả đến những người khác. Đặt tâm của mình vào mắt để có thể nhìn thấy nỗi đau khổ của mọi người mà giúp đỡ. Hãy đặt tâm vào miệng để nói những lời an ủi, hay đặt vào tai để lắng nghe những lời góp ý. Cuối cùng, hãy đặt tâm của mình trên vai để sẵn sàng gánh vác và chịu trách nhiệm cho mọi hành động, lời nói của mình.
>> Xem thêm: Đức năng thắng số là gì? Ý nghĩa và câu chuyện thực tế
Ý nghĩa lời Phật dạy về chữ tâm
Đức Phật từng dạy rằng “Tất cả chúng sinh đều có đều có bản tâm thanh tịnh. Chúng sinh chẳng nhận thấy được vì bị vô minh che lấp”. Hiểu một cách đơn giản, đó là tất cả mọi người đều có tâm thuần khiết, tính thiện. Tuy nhiên, vì sự ngoại cảnh bên ngoài mà dần chuyển hoá thành tâm bất an. Từ đó tạo ra vòng tròn luân hồi sinh diệt. Một khi tâm sân hận của một người nổi lên mà không thể kiềm chế, ngàn vạn đau khổ được xem như là quả báo sẽ ập đến, không chỉ kiếp này mà còn ập đến vào những kiếp sau.
Chúng sanh từng được dạy rằng trong Phật giáo, tâm không tồn tại dưới dạng vật chất mà ở dạng tinh thần vô hình. Do đó con người không thể nắm bắt, cầm nắm được tâm. Tuy nhiên, mỗi con người đều có tâm trong bản thân mình. Vì nếu không có, chúng ta sẽ được coi là vật vô tri, vô giác và không còn ý nghĩa sống trên cuộc đời.
Theo lời Phật dạy về chữ tâm rằng: “Căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là chân tâm”. Có thể được hiểu rằng cuộc sống của con người hàng ngày là sống trong vọng tâm, có hỷ nộ ái ố. Chính vì thế, dù có là tâm vọng hay chân tâm thì đều hiện hữu trong vũ trụ.
“Thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, loại bỏ được phiền não thì sẽ sớm nhanh chóng đạt giác ngộ và chứng quả Phật”. Nếu hiểu được mọi lời giảng dạy của Đức Phật, tích cực học tập và tu tập theo công hạnh của Ngài thì sẽ sớm đạt được giác ngộ, tích công đức, phước đức, cuộc sống dễ dàng yên vui và đạt danh hiệu Phật.
Tham khảo một số mẫu tranh trúc chỉ Phật giáo hợp phong thuỷ 2024 của DecorNow:
-
Tranh Trúc Chỉ In Vuông Cây Bồ Đề Tài Lộc Và Giác Ngộ DecorNow TC383333,000₫ – 3,247,000₫
-
Tranh Trúc Chỉ In Đứng Họa Tiết Sen Trời DECORNOW DCN-TC419888,000₫ – 3,840,000₫
Ba lời Phật dạy về chữ tâm
Nhất thiết duy tâm tạo
Trong Kinh Nghiêm Hoa có viết “nhất thiết duy tâm tạo”, có nghĩa là mọi việc đều do tâm tạo ra. Có thể hiểu đơn giản rằng, tâm là nguyên nhân sinh ra thiện ác trên cuộc đời. Khi tâm thiện, bạn sẽ là người tốt thường xuyên giúp đỡ mọi người xung quanh. Và ngược lại, khi tâm ác, bạn sẽ vướng vào tham – sân – si, gieo nhiều nghiệp ác và sớm muộn nhận quả báo theo luật nhân quả.
Lời Phật dạy về chữ tâm rằng mong con người luôn có tấm lòng từ bi, sống có đức, hướng đến những điều lành. Nếu chẳng may rơi vào lầm than thì mau chóng biết quay đầu là bờ. Như vậy sẽ có thể cải thiện được vận mệnh, hay đổi vẻ ngoài và tâm tính của bản thân theo hướng thiện. Người ta hay gọi đó là tâm sinh tướng, tướng tốt thì mọi điều diễn ra trong cuộc sống đều tốt.
Tuỳ tâm biểu hiện
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì viết lời Phật dạy về chữ tâm rằng “tuỳ tâm biểu hiện”. Điều này có nghĩa là mọi việc thiện ác trên đời đều do tâm biểu hiện ra. Khi chúng ta có những hành động tàn độc, xấu xa thì tâm không sáng. Còn những người lịch sự, tốt bụng, thật thà thì đó là những người có tấm lòng cao đẹp.
Vì thế, không có trường hợp tâm tốt mà hành động tồi tệ và ngược lại, tâm xấu mà hành động cao đẹp. Suy cho cùng, tâm và hành động và một thể nhất quán, có sự tương đồng với nhau. Nhờ có thế, ta có thể nhìn thấu tâm can của một người thông qua hành động của họ.
Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn
Trong Kinh A Hàm có ghi chép rằng “tam giới tận tâm, tức thị niết bàn”, mang ý nghĩa chỉ khi nào tâm chúng sanh sạch khắp cõi trời, không còn tham – sân – si thì mới thấy được niết bàn. Khi một con người để lòng tham nổi lên, thì họ có thể làm mọi việc xấu để đoạt lấy thứ mình muốn. Đắm chìm trong sắc giới, tự làm khổ bản thân trong sầu lo, phiền não. Không bao giờ có thể dẹp bỏ được cảm giác ghen ghét, đố kỵ, dễ làm đường lạc lối.
>> Xem thêm: Tổng hợp các mẫu bài vị thờ gia tiên được ưa thích nhất
Kết luận
Lời Phật dạy về chữ tâm là những bài học mà chúng sanh cần ghi nhớ và khắc sâu vào tâm trí. Luôn luôn hướng bản thân tích cực làm việc thiện, giúp đỡ mọi người xung quanh. Giữ trí óc trong sạch, không tà niệm, không phạm phải các tội lỗi, không gieo nghiệp ác bằng kể cả hành động và trong ý nghĩ.
Hãy lựa chọn các sản phẩm trang trí phòng thờ đến từ DecorNow, từ tranh trúc chỉ cho đến các loại bài vị, tranh đèn hiện đại vô cùng phù hợp. Nếu quý khách phân vân, chưa rõ nên lựa chọn các mẫu tranh, kích thước như thế nào cho phù hợp, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi thông qua các thông tin bên dưới. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của DecorNow sẽ sẵn sàng hỗ trợ mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách.
Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:
- Email: contact@DecorNow.VN
- Facebook: https://www.facebook.com/DecorNowOfficial/
- Zalo: https://zalo.me/0328889398
- Hotline: 032 888 9398
- Trụ sở DecorNow: Tòa nhà Thái An, 2290 Quốc Lộ 1A, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh