Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Hình tượng và 10 hạnh nguyện lớn của Ngài

Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Hình tượng và 10 hạnh nguyện lớn của Ngài

Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát trong Phật giáo và là thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng Bồ Tát Văn Thù. Ngài Văn Thù Sư Lợi thường cưỡi sư tử đứng ở bên trái, trong khi đó Ngài Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng bên phải Đức Phật. Cùng DecorNow tìm hiểu Phổ Hiền Bồ Tát là ai, sự tích, hình tượng và 10 hạnh nguyện lớn của Ngài trong Phật giáo.

Phổ Hiền Bồ Tát là ai?

Theo quan niệm của Phật giáo, Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát (bao gồm Quán Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát). Theo hình tượng được mô tả trong các kinh văn, Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát là thị giả đứng bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong khi Ngài Văn Thù Sư Lợi cưỡi sư tử đứng ở bên trái, thì Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải Đức Phật.

Nếu Ngài Văn Thù đại diện cho trí, tuệ, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của Đức Phật thì Bồ Tát Phổ Hiền đại diện cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức và hạnh đức của Như Lai.

Các Ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của chư Phật. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Trong môn giáo Mật Tông, Bồ Tát Phổ Hiền được xưng tụng là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngoài ra, Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đoả.

Khi Bồ Tát Phổ Hiền vẫn còn chưa xuất gia học đạo, Ngài là người con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, danh là Năng Đà Nô. Danh hiệu Phổ Hiền lần đầu xuất hiện trong kinh Mạn Đà La Bồ Tát, về sau xuất hiện trong nhiều kinh khác như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa…

Tại Việt Nam hằng năm, các Phật tử khắp cả nước tổ chức lễ vía Ngài đản sanh vào ngày 21/2 Âm lịch và vía Ngài thành đạo vào 23/4 Âm lịch.

Phổ Hiền Bồ Tát là ai?
Phổ Hiền Bồ Tát là ai?

Tham khảo một số mẫu tranh trúc chỉ Phật giáo HỢP PHONG THUỶ và cầu bình an của DecorNow:

Sự tích Bồ Tát Phổ Hiền

Vào khoảng thời gian trước khi Ngài xuất gia học đạo, Bồ Tát Phổ Hiền mang danh Năng Đà Nô, là người con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm. Nhờ phụ vương khuyên bảo nên Ngài mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng trong 3 tháng.

Lúc ấy, có một vị quan đại thần Bảo Hải thấy vậy liền khuyên bảo: “Nay Điện Hạ có lòng làm được việc công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề mà cầu được thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi Nhơn, Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử”.

Thái tử Năng Đà Nô sau khi nghe như vậy, liền bộc bạch với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi có món công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong 3 tháng, xin hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Giác, nguyện phát tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh được thành Phật đạo; và nguyện được cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Đức Phổ Hiền Như Lai vậy”.

Sự tích Phổ Hiền Bồ Tát
Sự tích Phổ Hiền Bồ Tát

>> Xem thêm: Chú Vãng Sanh

Đức Phật Bảo Tạng sau khi nghe phát nguyện của Thái tử Năng Đà Nô liền thọ ký rằng:

“Hay thay! Hay thay! Ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật đạo. Trong khi tu Bồ Tát đạo, dùng trí kim cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sanh, vì vậy nên ta đặt hiệu ngươi là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trãi hằng sa kiếp làm nhiều công việc Phật sự rất lớn, rồi đến thế giới Bất Huyền ở phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai, chừng đó những sự tốt đẹp trang nghiêm của ngươi đã cầu nguyện thảy đều như ý”.

Theo những ghi chép trong kinh văn truyền lại, Thái tử Năng Đà Nô đã thưa với Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu những sự ao ước của tôi ngày sau quả nhiên được như lời Ngài thọ ký, nay tôi kính lễ Ngài và chư Phật mà xin làm sao hằng hà sa số thế giới có đủ hương tốt, thơm, mùi bay khắp các cõi; và mọi chúng sanh, trong địa ngục, ngạ quỷ cùng súc sanh, cho đến người ở nhân gian, đang mắc tội lỗi nào khi ngửi được hương thơm ấy, lập tức được giải thoát và hưởng sự an lạc.

Ngay lập tức, 10 phương cõi trời xuất hiện một hương thơm toả ngát khắp nơi. Mọi loài chúng sanh ngửi được hương thơm ấy, lòng dạ liền hớn hở, rũ bỏ sự phiền não và khổ đau.

Thái tử Năng Đà Nô nhờ có công đức đó nên có thể hoá thân ở nhiều kiếp khác, kiếp nào cũng nhớ đến lời thề nguyện mà chăm chỉ thuyết giảng, hoá độ chúng sanh. Nhờ có tấm lòng từ bi như vậy mà Ngài đã hoá thành Phật ở cõi trời Bất Huyền.

su tich bo tat pho hien
Sự tích Bồ Tát Phổ Hiền

>> Xem thêm: Vạn pháp vô thường là gì?

Ý nghĩa danh hiệu Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền dịch âm sang là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la, hoặc có thể dịch là Tam-mạn-đà Bạt-đà (Samntabhadra). Ý nghĩa danh hiệu của Ngài có thể được giải nghĩa như sau: “Phổ” là biến khắp, “Hiền” là Đẳng Giác Bồ Tát. Phổ Hiền là vị Đẳng Giác Bồ Tát có năng lực hiện thân ở khắp mười phương cõi Phật để giáo hoá cho chúng sanh.

Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa. Theo ghi chép trong kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ Tát ở cõi trời của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương, nằm ở phía đông của cõi Ta Bà. Khi nghe rằng ở trần thế thuyết giảng kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo 500 vị Bồ Tát đến nghe pháp và phát tâm bảo hộ chánh pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni.

y nghia danh hieu bo tat pho hien
Ý nghĩa danh hiệu Bồ Tát Phổ Hiền

Hình tượng Bồ Tát Phổ Hiền

Ngài tượng trưng cho Lý, Định, Hành, cưỡi voi trắng có 6 ngà. 6 ngà voi tượng trưng cho sự chiến thắng 6 giác quan bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ có thể vượt mọi chướng ngại. Pháp khí của Ngài là viên bảo châu thường được cầm bên tay trái, hoặc theo một số tranh ảnh thì tay phải cầm hoa sen, trên hoa sen là viên bảo châu, tay trái sẽ cầm cuộn kinh hoặc Kim Cương Chử.

Ở Tây Tạng, từng có thời mà người ta thờ Ngài như là Nhiên Đăng Cổ Phật, nhưng hiện tại chỉ còn những tín đồ thuộc tông Ninh Mã vẫn còn giữ lối thờ phụng đó. Một số phái Mật Tông tại vùng Hy Mã Lạp Sơn quan niệm rằng Ngài là đấng sáng tạo ra Mật Tông giáo phái chứ không phải Đại Nhật Phật.

Ở Trung Quốc, Bồ Tát Phổ Hiền được thờ chúng với Đức Phật Thích Ca cùng Ngài Văn Thù Sư Lợi. Tại đây, Ngài được xem là tứ đại Bồ Tát, trú xứ của Ngài nằm tại núi Nga Mi.

Tại Nhật Bản và một số khu vực khác, Phổ Hiền Bồ Tát được thờ phụng dưới tướng mật nhiệm Fugen Emmei Bosatsu (Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát). Theo đó, Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát được khắc hoạ hình ảnh với 32 cánh tay, ngồi trên một con voi trắng 4 đầu hoặc ngồi trên 4 con voi.

Hình tượng Bồ Tát Phổ Hiền
Hình tượng Bồ Tát Phổ Hiền

Tham khảo một số mẫu tranh đèn hiện đại trang trí không gian trong nhà NỔI BẬT của DecorNow:

10 hạnh nguyện lớn của Phổ Hiền Bồ Tát

  1. Lễ Kính Chư Phật: Hạnh nguyện này của Ngài muốn nói về việc tin sâu vào mười phương chư Phật và tự thanh tịnh về 3 nghiệp đó là tham – sân – si của bản thân để có thể tự lễ kính chư Phật.
  2. Xưng Tán Như Lai: Ý chỉ sử dụng các loại âm thanh cũng như ngôn từ để có thể xưng tán được công đức vô cùng sâu dày của các Như Lai.
  3. Quảng Tu Cúng Dường: Có thể sử dụng thêm pháp để cúng dường, chẳng hạn như pháp tu hành, lợi ích của chúng sanh, chịu khổ thay cho chúng sanh, không xả hạnh Bồ Tát… Trong các loại cúng dường như hoa man, âm nhạc, y phục hây các loại hương hoa, thì dùng Pháp để cúng dường được xem là thù thắng nhất.
  4. Sám Hối Nghiệp Chướng: Đây là hạnh nguyện để thanh tịnh cho 3 nghiệp mà chúng sanh đã gây ra đó là Tham – Sân – Si có từ vô thủy kiếp quá khứ và xuất hiện cho tới nay. Nhờ vào hạnh nguyện này để xin phát lồ sám hối hết thảy và nguyện sẽ không tái phạm lại những ác nghiệm trên.
  5. Tùy Hỷ Công Đức: Hoan hỷ và tán thán thiện pháp cùng các công đức của hết thảy chư Phật. Bao gồm có hết thảy pháp thế gian và hết thảy xuất thế gian. Cùng với đó chính là hết thảy của công đức các vị Bồ Tát, Thanh Văn và Bích Chi Phật hay công đức của những dạng loài có trong tứ sinh…
  6. Thỉnh Chuyển Pháp Luân: Ý muốn nói đến việc ân cần, và lòng thành kính trong sử dụng những lời nói, hành động và ý nghĩ. Kèm theo đó là sử dụng các phương pháp khác nhau để có thể thỉnh mời được Chư Phật tuyên thuyết diệu pháp.
  7. Thỉnh Phật Trụ Thế: Khuyên bảo tất cả các vị Phật, các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cùng với những vị Thiện tri thức hãy vì lợi ích của mị chúng sanh và dừng nhập Niết Bàn.
  8. Thường Tùy Phật Học: Ý muốn nói rằng Phật giáo không phải là giáo phái để thuyết giảng và cũng không phải đạo của các nghi thức thờ phụng. Không phải tối ngày chúng ta chỉ tụng tụng những gì mà Phật dạy mà thay vào đó cần phải thể hiện ngay trên bản thân thông qua từng lời ăn, tiếng nói, cách cư xử, hành động lúc nào cũng cần phải tự tại, an nhiên, uy nghiêm nhưng phải có sự từ bi.
  9. Hằng thuận chúng sanh: Từ vô thủy chúng sanh đã sống trong tham dục. Vì vậy hàng Bồ Tát tu theo Phật cũng phải dựa vào tham dục mà chúng sanh đáng sống cùng để giáo hóa được chúng sanh. Bồ Tát cũng dựa vào đây để giảng về lòng tham và giúp chúng sanh tu phước.
  10. Phổ giai hồi hướng: Ý nghĩa của hạnh nguyện thứ 10 này là chuyển sự thành công của bản thân với lòng biết ơn tới tất cả mọi người. Đồng thời đây là sự khiêm tốn, là sự chia sẻ niềm vui với mọi người.
10 hạnh nguyện lớn của Bồ Tát Phổ Hiền
10 hạnh nguyện lớn của Bồ Tát Phổ Hiền

>> Xem thêm: Hữu duyên là gì?

Kết luận

Sau khi kết thúc bài viết, hy vọng bạn đã biết được hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát là ai, sự tích về Ngài và 10 hạnh nguyện lớn của Phổ Hiền Bồ Tát. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo để DecorNow mang đến những thôn tin hữu ích khác.

Nếu quý khách vẫn đang lựa chọn vật phẩm trang trí để treo phòng thờ, hãy ghé cửa hàng tranh trúc chỉ của chúng tôi. Nếu vẫn chưa rõ nên treo tranh như thế nào, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi với các thông tin bên dưới. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của DecorNow sẽ sẵn sàng hỗ trợ quý khách.

Thông tin liên hệ của DecorNow tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm cho khách hàng:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *